Giải pháp về sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 85 - 87)

3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

3.4.3. Giải pháp về sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu

 Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị phần xuất

khẩu hàng dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm như thị trường Liên Minh Châu Âu khai thác cả về chiều sâu và chiều rộng.

 Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hóa các thủ tục.

 Tổ chức các chương trình kêu gọi đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam

tại các quốc gia của thị trường Liên Minh Châu Âu có truyền thống về dệt nhuộm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên tận dụng cơ hội xu thế chuyển dịch sản

xuất từ các nước phát triển và công nghiệp mới về các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhằm xây dựng mối liên hệ hợp tác.

 Tổ chức cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia các hội

chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài.

 Tổ chức các đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia khảo sát

thị trường trọng điểm của EU như Đức, Anh, Pháp, Ý và một số thị trường của các quốc gia EU có tiềm năng như Séc, Bungary, Hungary, Ba Lan, Thụy Điển.

 Tăng cường quan hệ hợp tác với các tập đoàn nhập khẩu và nhà phân

phối lớn của thị trường EU, từng bước tham gia vào chuỗi liên kết của họ. Liên kết với các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

 Tăng cường công tác tư vấn thương mại quốc tế đồng thời chuẩn bị kỹ

việc chống các hàng rào cản mới về mặt kỹ thuật.

 Tận dụng các nguồn phát triển khách hàng từ Thương vụ Việt Nam,

Đại sứ Việt Nam tại các quốc gia của thị trường Liên Minh Châu Âu, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Tập Đoàn Dệt May Việt Nam …

 Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tận dụng khai thác triệt để

mối liên hệ với cộng đồng Người Việt sinh sống tại các quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu. Đây là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam triển khai mạng lưới bán hàng tại thị trường Liên Minh Châu Âu.

 Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần ý thức vai trò và tầm quan

trọng của vấn đề xây dựng thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp đối với các đối tác khách hàng Liên Minh Châu Âu.

 Tổ chức các cuộc bình chọn doanh nghiệp dệt may để khuyến khích

các doanh nghiệp trong việc nâng cao thương hiệu của mình như chương trình “Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam tiêu biểu” được tổ chức hàng năm nhằm mục đích vinh danh các doanh nghiệp dệt may đạt thành tích trong tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu, bảo vệ môi trường, hiện đại hóa qui trình sản xuất, cơng nghệ …

 Tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt

may Việt Nam tại trường Liên Minh Châu Âu bằng các biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

 Chủng loại sản phẩm, mẫu mã phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của

người tiêu dùng Liên Minh Châu Âu. Phương thức kinh doanh, cách thức đặt hàng cần linh hoạt để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Cần cung cấp cho khách hàng nhiệm vụ, đường hướng của doanh nghiệp trong việc kinh doanh là “Chất lượng là hàng đầu, màu sắc, thời trang, chúng tôi hiểu rõ khuynh hướng về thời trang và các

bạn sẽ khơng tìm thấy ở cơng ty khác” nhằm tạo sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

 Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thật kỹ trước khi sản phẩm đến tay nhà phân phối và người tiêu dùng. Các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm cũng phải được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chú ý khi xuất khẩu vào thị trường Liên Minh Châu Âu vì đây là thị trường có yêu cầu cao về mặt chất lượng sản phẩm cũng như các qui định an ninh.

 Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có qui mơ sản xuất vừa

và nhỏ cần chú trọng đến khả năng sản xuất và thiết kế các mặt hàng chuyên biệt và sử dụng nhiều tay nghề thủ cơng. Các sản phẩm chun biệt thường có mức giá tốt hơn và ít bị cạnh tranh về giá với các đối thủ khác. Lợi thế cạnh tranh của công nhân Việt Nam là tay nghề khéo léo, siêng năng, cần cù. Do vậy, với việc nâng cao khả năng thiết kế và tận dụng tay nghề của công nhân Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường Liên Minh Châu Âu.

 Ngành dệt may Việt Nam chưa có ngành cơng nghiệp thời trang chỉ có

hàng dệt may hướng đến thời trang. Do vậy, trong tương lai nếu muốn tồn tại và phát triển tại thị trường Liên Minh Châu Âu ngành dệt may Việt Nam cần phải nỗ lực trong vấn đề hướng thời trang về dệt may.

 Liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành hàng dệt may sẽ tạo điều

kiện cho mỗi doanh nghiệp hoàn chỉnh một công đoạn sản xuất, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Điều này cần sự hỗ trợ và định hướng của Nhà Nước và các cấp Lãnh Đạo ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)