Giải pháp giảm những thiệt hại từ rào cản kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 89 - 95)

3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

3.4.6. Giải pháp giảm những thiệt hại từ rào cản kỹ thuật

Để giảm thiểu những thiệt hại từ rào cản kỹ thuật của thị trường Liên Minh Châu Âu đối với hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tập trung vào các khâu chủ lực có sự hỗ trợ của Nhà Nước như sau :

 Trước tiên là phải tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng cách đầu tư sản xuất vải

và nguyên phụ liệu tại Việt Nam với các chương trình sản xuất bơng vải tại Việt Nam và chương trình sản xuất một tỷ mét vải phục vụ cho may mặt xuất khẩu. Những chương trình này sẽ được tăng tốc trong thời gian tới nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 50% - 55% vào năm 2010.

 Tiếp theo là những biện pháp gia tăng tỷ lệ giá trị gia tăng. Theo đó,

ngành dệt may sẽ giảm dần việc sản xuất những mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, ưu tiên mặt hàng có đẳng cấp, có tính thời trang hơn.

 Ngồi ra, cần tăng cường tìm hiểu và cập nhật những thơng tin mới về

thị trường, chất lượng, chính sách khi xuất khẩu hàng vào thị trường Liên Minh Châu Âu thông qua các phương tiện thông tin, các tư vấn của các Thương Vụ, Đại Sứ Việt Nam tại các quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu.

Để thực hiện được vấn đề này, tồn ngành dệt may phải có chương trình tập trung vào khâu thiết kế để có thể chào bán được giá trị thiết kế, đồng thời xây dựng giá trị thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam. Tất cả những giải pháp đó sẽ là cơ sở để chúng ta từng bước khẳng định vị thế của ngành may mặc Việt Nam cũng như phòng tránh, giảm thiểu những thiệt hại từ rào cản kỹ thuật liên quan.

3.5. KIẾN NGHỊ

Ngoài những giải pháp bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện, sự hỗ trợ của Nhà Nước và Hiệp Hội ngành hàng dệt may đóng một vai trị rất quan trọng trong vấn đề phát triển ngành dệt may Việt Nam. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước và Hiệp Hội như sau :

3.5.1. Đối với Nhà Nước

 Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất

khẩu như các chính sách liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, các chính sách về luật pháp, môi trường đầu tư nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngồi.

 Nâng cao vai trị, chức năng, hiệu quả hoạt động của Hiệp hội ngành

nghề trong việc tạo hiệu quả liên kết chuỗi doanh nghiệp thành các mơ hình liên kết nhằm phối hợp năng lực sản xuất hay học hỏi giao lưu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lẫn nhau. Ngồi ra, doanh nghiệp cần tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, chủ động xác định chiến lược mặt hàng và thị trường xuất khẩu.

 Các cơ quan xúc tiến, các đại diện thương mại của Việt Nam tại các

quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu cần hỗ trợ cung cấp các thông tin về thị trường, ngành hàng, đối tác, quảng bá và giới thiệu doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu hàng dệt may Liên Minh Châu Âu, cách thức xâm nhập thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng Liên Minh Châu Âu.

 Nhà Nước phải ưu tiên giải quyết nguồn nguyên liệu, phụ liệu cốt lõi

phục vụ cho sản xuất dệt may xuất khẩu nhằm chủ động thời gian sản xuất và giảm giá thành sản phẩm bên cạnh đó vấn đề sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa hóa sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro do nhập khẩu và gia tăng giá trị sản phẩm.

 Nhà Nước nên có các giải pháp ổn định và cải thiện kinh tế vĩ mô (hạ

tầng cảng biển, tín dụng, lãi suất ngân hàng …) nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

 Vấn đề đào tạo đội ngũ lao động, nguồn nhân lực cho ngành luôn là

Nước cần mở thêm nhiều lớp đào tạo công nhân kỹ thuật ngành dệt may đặc biệt chú trọng khâu đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang.

 Nhà Nước nên tạo điều kiện tiếp nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất

từ các nước phát triển và công nghiệp mới về các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

 Nhà Nước và Chính Phủ Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp dệt may

xây dựng các Trung Tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Liên Minh Châu Âu để hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp.

 Chính sách tiền tệ cần phải được tháo gỡ chủ yếu ở cơ chế lãi suất do

chính sách tiền tệ khi doanh nghiệp vay vốn nhập khẩu bằng USD lãi suất thấp nhưng nếu vay mua vải và phụ liệu trong nước lãi suất cao sẽ khơng khuyến khích tiêu thụ vải, nguyên phụ liệu trong nước. Đây là vấn đề Nhà Nước cần quan tâm và tháo gỡ sớm.

 Chỉ đạo và hỗ trợ ngành dệt may nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề lao động, từng bước xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa nhằm ổn định lâu dài nguồn lao động cho ngành.

 Giảm thuế nhập khẩu xơ sợi, máy móc thiết bị giúp cho doanh nghiệp

dệt may Việt Nam tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

3.5.2. Đối với Hiệp Hội

 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam nên củng cố lại hệ thống quản lý thông

tin một cách khoa học và tồn diện. Hệ thống thơng tin phải được cập nhật thường xuyên và phản hồi những thông tin từ môi trường sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thị trường thế giới, những đặc tính của từng thị trường về nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm. Trang thông tin của Hiệp Hội nên bổ sung thêm chức năng liên kết đến các website của các doanh nghiệp trong ngành. Mục đích làm sao cho trang thông tin của Hiệp Hội là cầu nối giữa sản phẩm, thương hiệu dệt may Việt Nam với thị trường khu vực và thế giới.

 Hiệp hội phải thể hiện vai trò đầu mối nối kết các doanh nghiệp trong

ngành với nhau nhằm mục đích xây dựng thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp hội cần định hướng và tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, phân công cơng đoạn sản xuất tránh lãng phí và dư thừa năng lực.

 Xây dựng chiến lược phát triển ngành thông qua hợp tác quốc tế và hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng và quảng bá một hình ảnh ngành dệt may Việt Nam năng động, chất lượng, có uy tín cao đối với khách hàng.

 Hỗ trợ và tăng cường năng lực doanh nghiệp dệt may Việt Nam thông qua việc xúc tiến thương mại. Cần tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm sản phẩm nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và quảng bá sản phẩm Việt Nam.

 Hiệp hội cần tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ đầu ra cho doanh

nghiệp như thông tin, giới thiệu thị trường mới, tăng cường kênh chia sẻ đơn hàng giữa doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp …

 Hiệp hội nên hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt

may trong ngành. Tìm kiếm các chương trình đào tạo nguồn nhân lực trung và cao cấp của các quốc gia trên thế giới nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo nhân sự.

 Là đại diện của ngành dệt may Việt Nam trước các cơ quan Nhà Nước

và trên thị trường quốc tế, Hiệp Hội cần có tiếng nói mạnh mẽ trước cơ quan Nhà Nước trong việc kiến nghị cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy mở cửa thị trường, đấu tranh chống lại các rào cản thương mại quốc tế. Tham gia tích cực, có hiệu quả vào hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tế như Liên đồn Dệt May Đơng NamÁ (AFTEX), Hiệp Hội các nước xuất khẩu dệt may thế giới (ICTB), Liên đoàn may mặc thế giới (IAF), Liên đoàn may mặc Châu Á(AAF) để vận động và bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may Việt Nam trong chính sách thương mại khu vực và quốc tế.

Trên đây là một số giải pháp chiến lược chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu. Sự phát triển của hoạt động này gắn liền với sự chuyển biến kinh tế của hai bên. Triển vọng của nó phụ thuộc vào đường lối, chính sách tạo sự lơi cuốn các doanh nghiệp Liên Minh Châu Âu vào thị trường Việt Nam và những định hướng dài hạn trong chính sách thị trường, những phương cách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường Liên Minh Châu Âu. Trong tương lai, Liên Minh Châu Âu vẫn sẽ là một trong những thị trường truyền thống, trọng điểm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Thơng qua việc phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Liên Minh Châu Âu và việc tìm hiểu các điểm mạnh, cơ hội, điểm yếu và nguy cơ để từ đó đề ra các giải pháp chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2015 bao gồm : chiến lược tăng trưởng tập trung, chiến lược marketing, chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược hội nhập về phía trước và chiến lược hội nhập về phía sau. Mục đích của các giải pháp chiến lược xây dựng nhằm mục tiêu mở rộng thị trường và tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu.

Để thực hiện các giải pháp chiến lược trên cần có các giải pháp hỗ trợ thích hợp như vấn đề tài chính, nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu hình ảnh doanh nghiệp, các chương trình xúc tiến xuất khẩu, áp dụng khoa học công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực phù hợp phục vụ cho yêu cầu sản xuất và xuất khẩu vào thị trường Liên Minh Châu Âu. Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề xuất khẩu và các nguy cơ hàng rào kỹ thuật, giải pháp đã nêu lên vấn đề giảm các thiệt hại từ các nguy cơ trên.

Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam không thể không nhắc đến vai trò Lãnh Đạo của Nhà Nước và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam trong việc đề ra các chính sách, biện pháp và kế hoạch nhằm định hướng phát triển cho ngành. Các kiến nghị nêu ra trong luận văn chỉ là các chính sách hỗ trợ ngành trong vấn đề xúc tiến xuất khẩu và xây dựng ngành dệt may Việt Nam phát triển trong tương lai.

KẾT LUẬN

Liên Minh Châu Âu (EU) là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học cơng nghệ hùng mạnh của thế giới đồng thời cũng là một thị trường rộng lớn, phát triển ở trình độ cao. Từ lâu Việt Nam đã xác định Liên Minh Châu Âu là một đối tác quan trọng và thị trường Liên Minh Châu Âu là một trong ba thị trường truyền thống, chủ lực của ngành dệt may Việt Nam.

Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế với Liên Minh Châu Âu đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu để nắm vững đặc điểm và tính chất của thị trường Liên Minh Châu Âu đặc biệt là các chính sách thương mại, các qui định về quản lý xuất nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, thị hiếu và tạp quán tiêu dùng, yêu cầu về mẫu mã hàng hóa, tính thời trang và chất lượng sản phẩm.

Ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tăng trưởng cao trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường Liên Minh Châu Âu. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì quá trình cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn.

Qua nội dung nghiên cứu đã được trình bày có thể rút ra một số vấn đề như sau :

1. Xây dựng giải pháp chiến lược phát triển kinh doanh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố quyết định đến sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay trong đó có ngành dệt may Việt Nam.

2. Ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và đang giữ vị trị thứ hai sau xuất khẩu dầu thơ. Sự phát triển này có được là do các doanh nghiệp dệt may đã biết tận dụng thời cơ và các điểm mạnh của mình để nâng cao khả năng sản xuất và thị trường Liên Minh Châu Âu là một trong những thị trường trọng điểm, truyền thống của ngành dệt may Việt Nam.

3. Ngoài các điểm mạnh và cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam cịn có khơng ít những nguy cơ và đe dọa mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Việc xây dựng các giải pháp chiến lược dựa trên ma trận SWOT kết hợp điểm mạnh, cơ hội, điểm yếu và nguy cơ để đưa ra giải pháp chiến lược phù hợp đạt được các mục tiêu đề ra của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 là vô cùng cần thiết và quan

4. Để thực hiện các giải pháp chiến lược, luận văn cũng đề ra các giải pháp hỗ trợ cụ thể để đạt được mục tiêu phát triển đến năm 2015 cũng như không thể khơng nhắc đến vai trị của các cơ quan Nhà Nước trong việc đề ra các chính sách và kế hoạch phát triển ngành. Bên cạnh đó, vai trị của Hiệp Hội đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành hỗ trợ cùng nhau phát triển.

5. Qua đề tài nghiên cứu hy vọng đóng góp được các ý tưởng cho việc hoạch định các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu. Với nội dung luận văn nghiên cứu, tôi mong rằng những giải pháp chiến lược đã nêu có thể giúp cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng cường khả năng xuất khẩu của mình vào thị trường này trong thời gian tới.

Tóm lại, thị trường Liên Minh Châu Âu là một thị trường lớn và tiềm năng cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trên thị trường này rất cao và quyết liệt. Muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Liên Minh Châu Âu các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam cần tùy vào điều kiện kinh doanh của mình mà xây dựng các giải pháp chiến lược xuất khẩu đồng bộ và có hiệu quả. Ngồi sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp dệt may rất cần sự hỗ trợ của Nhà Nước để hàng dệt may Việt Nam có chỗ đứng ổn định và vững chắc trên thị trường Liên Minh Châu Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 89 - 95)