3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
3.4.2. Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hơn 70% nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất được nhập khẩu thậm chí nguyên liệu sợi tổng hợp phục vụ cho các doanh nghiệp dệt Việt Nam đều phải nhập khẩu 100%. Do vậy, chủ động nguồn nguyên liệu là một trong những giải pháp mà Chính phủ, Nhà Nước đang quan tâm và giao nhiệm vụ trọng trách cho toàn ngành dệt may Việt Nam.
Các giải pháp đưa ra như sau :
Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại TP.Hà Nội,
TP.Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may trong ngành. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.
Tập trung thực hiện chương trình “Tăng trưởng Bông nội địa” của
Chính Phủ giao cho ngành dệt may Việt Nam. Sản xuất bơng ở Việt Nam có thể qui hoạch thành bốn vùng như sau : vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước); vùng Tây Nguyên (Đaklak, Gia Lai); vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận); vùng núi phía Bắc (Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Bắc Giang).
Triển khai dự án “Chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ cho
xuất khẩu” bao gồm vải dệt thoi, dệt kim nhằm mục đích phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.