3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
3.4.1. Giải pháp về tài chính
Để thực hiện các chiến lược về tăng trưởng tập trung bao gồm thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, chiến lược marketing, chiến lược hội nhập về phía trước và chiến lược hội nhập về phía sau từ nay đến năm 2015 địi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung đổi mới trang thiết bị - máy móc, đầu tư và nhập khẩu qui trình cơng nghệ tiên tiến, đào tạo tay nghề người lao động, nâng cao kỹ năng quản lý, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới … nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao với mức giá thành cạnh tranh. Tất cả những yêu cầu trên đòi hỏi một yếu tố quan trọng là vấn đề tài chính trong đó nguồn vốn để phục vụ công tác đổi mới sản xuất là một yếu tố quan trọng.
Theo ước tính nhu cầu vốn cần đầu tư cho phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 là khoảng 3.032 triệu USD. Kế hoạch đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam được chia làm hai giai đoạn và nhu cầu vốn cần cho các hoạt động này bao gồm các khoản mục như sau :
Các khoản đầu tư phát triển khâu dệt sợi - nhuộm - hoàn tất
Các khoản đầu tư cho hệ thống hỗ trợ như trung tâm thiết kế thời trang
dệt, may mặc; các trung tâm nghiên cứu sản phẩm dệt may và các trung tâm thương mại dịch vụ.
Các khoản đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo
Trong các khoản đầu tư trên, nhu cầu vốn sử dụng cho các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất (sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất) chiếm 94% kế hoạch đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam.
BẢNG 3.4 : NHU CẦU VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Năng lực
ngành
Vốn đầu tư (triệu USD) T
T
Danh mục dự án đầu tư ĐVT
2010 2015 Đến 2010 Đến 2015
A Dệt nhuộm 2.266 2.891
1 Nhà máy sợi Ngàn
tấn
350 500 720 1.200
2 Nhà máy dệt - nhuộm vải dệt thoi
Triệu m2
1.000 1.500 900 1.125
3 Nhà máy dệt kim và may Triệu
SP
230 300 640 560
4 Ba khu công nghiệp dệt nhuộm
KCN 3 6 6 6
B Hệ thống hỗ trợ 75 75
1 Trung tâm thiết kế thời trang T.T 5 10 6 6
2 Nghiên cứu phát triển dệt may D.A 1 2 3 3
3 Trung tâm thương mại dịch vụ T.T 66 66
C Đào tạo 66 66
Tổng cộng 2.407 3.032
Nguồn : Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas)
Vốn cho đầu tư phát triển : các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam cần huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngồi nước thơng qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc khơng có sự bảo lãnh của Chính Phủ. Đây là giải pháp khả thi vì lĩnh vực dệt may Việt Nam là một trong những ngành chủ lực của quốc gia, đang có được sự quan tâm của Nhà Nước và tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua cao, thị trường xuất khẩu ổn định, đa dạng hóa ngành nghề và có tiềm năng phát triển trong tương lai … Chính những vấn đề này là một trong những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp dệt may.
Tận dụng vốn ưu đãi của Nhà Nước, Hiệp hội đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để đầu tư thay đổi qui trình sản xuất hoặc chuyển đổi sang mơ hình cơng ty cổ phần để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.
Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi
trường : Nhà Nước nên hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Một số khoản đầu tư từ Tập Đoàn Dệt May Việt Nam dành cho nghiên cứu sản phẩm mới cũng đã được triển khai cho các doanh nghiệp dệt may hỗ trợ thực hiện các dự án nghiên cứu sản phẩm mới hoặc cải tiến qui trình cơng nghệ hiện tại. Ngồi ra, Nhà Nước nên dành cho các doanh nghiệp dệt may thực hiện vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của Quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường. Hiện nay, xu hướng của thị trường EU tập trung rất nhiều vào các chương trình bảo vệ mơi trường, các dự án sản xuất sạch. Do vậy, nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ các Quỹ Tín Dụng Nhà Nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện cải thiện cơ sở vật chất.
Vốn từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Việt Nam (SMEDF) là một phần chương trình trợ giúp kỹ thuật của Liên Minh Châu Âu dành cho Việt Nam. Quỹ cung cấp các khoản vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để đầu tư thay thế, đổi mới máy móc thiết bị nhằm mục đích mở rộng sản xuất, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tích lũy vốn từ lợi nhuận và khấu hao : cần phân bổ một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại làm vốn tái đầu tư cho sản xuất là một giải pháp tích lũy vốn, năng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, biện pháp phát hành thêm cổ phiếu ở các Công ty cổ phần nhằm thu hút nguồn vốn của cổ đông phục vụ cho công tác mở rộng sản xuất kinh doanh.