Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 88 - 89)

3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

3.4.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngồi việc trang thiết bị máy móc hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề.

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang thiếu cán bộ kỹ thuật và cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cho nên dẫn đến tình trạng chất lượng hàng hóa khơng đồng đều, kiểu dáng và mẫu mã còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Do vậy, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Liên Minh Châu Âu nói riêng và các thị trường khu vực cũng như quốc tế nói chung rất thấp. Để khắc phục tình trạng này, bản thân doanh nghiệp chú trọng đúng mức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý, công nghệ, kỹ thuật, bán hàng, thiết kế thời

trang … nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hiện nay. Mở rộng hợp tác với nước ngoài nâng cấp các trường dạy nghề, cải tiến phương pháp đào tạo cho sát với thực tế.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành sử dụng rất nhiều lao động phổ thông. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, chính sách chăm lo đời sống của người lao động, đào tạo tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, cơ chế trả lương, chế độ đãi ngộ là một biện pháp nhằm giữ chân người lao động tránh tình trạng biến động lao động ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tận dụng các chương trình hỗ trợ đào tạo của Nhà Nước cho ngành dệt may như chương trình của các quốc gia Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand … về các lĩnh vực quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh, tin học, quản lý chất lượng, quản lý tài chính … để đào tạo nghiệp vụ cho bộ phận nhân sự trung và cao cấp.

Chất lượng nguồn lao động đã trở thành lợi thế của ngành dệt may Việt Nam. Giải quyết tốt vấn đề nguồn nhân lực sẽ giúp cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 88 - 89)