3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
3.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược được sử dụng nhằm tìm cách tăng trưởng thị trường hiện tại dựa trên các điểm mạnh mà các doanh nghiệp hiện đang có và các cơ hội của mơi trường doanh nghiệp đang hoạt động.
Ngành dệt may Việt Nam là một trong các ngành công nghiệp chủ lực được sự quan tâm của Nhà Nước trong vấn đề đầu tư và phát triển. Mục tiêu tổng quát của qui hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 là vấn đề phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu và vấn đề phát triển thị trường là một trong những nhân tố quyết định sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tận dụng các cơ hội này để thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung. Vấn đề thâm nhập, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm là một trong những bước đột phá trong chiến lược phát triển xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam đang có lợi thế là lọt vào top 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới trong đó Dệt đứng thứ 16 và May đứng thứ 10 là một cơ hội để ngành dệt may Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường EU với các chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động marketing.
Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Liên Minh Châu Âu chủ yếu bằng các hình thức như sau : gia cơng, xuất khẩu qua trung gian và xuất khẩu trực tiếp.
Hình thức gia cơng đang là hình thức được nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng do thực trạng ngành dệt may Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực sản xuất, tình hình tài chính, cơng nghệ, kỹ năng marketing, thiết kế mẫu mã … nên rất ít doanh nghiệp có khả năng chủ động làm mẫu để chào hàng cho các Công ty tại thị trường EU. Ngoài ra, do điều kiện thiếu thông tin thị trường, giá cả cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng ưa chuộng tại các thời điểm trong năm của thị trường EU nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa chủ động trong khâu thiết kế và tạo mẫu. Do vậy, chủ yếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của các Công ty Châu Âu và phải chấp nhận một mức giá gia cơng thấp, thậm chí khơng có lợi nhuận chỉ nhằm mục đích thu được một số lợi ích như kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trên thị trường quốc tế, mức độ hiểu biết về sở thích, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng Liên Minh Châu Âu.
Hình thức xuất khẩu qua trung gian hoặc đơn thuần là gia công qua đối tác thứ ba (chủ yếu là các quốc gia Châu Á như HongKong, Singapore, Thái Lan, Đài Loan …) cũng được một số doanh nghiệp dệt may có qui mơ nhỏ áp dụng do họ chưa nắm vững các thông lệ và qui định khi xuất khẩu sang thị trường lớn như EU nên không thể thiết lập quan hệ trực tiếp với các đối tác nhập khẩu EU. Hiện nay, hình thức này đang giảm dần do nó làm mất đi hàm lượng giá trị gia tăng kết tinh trong
sản phẩm. Hình thức này chỉ được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sử dụng làm bước đệm trong giai đoạn đầu tiên nhằm làm quen với thị trường và rút kinh nghiệm để tự mình xây dựng chỗ đứng cho riêng mình trên thị trường.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường Liên Minh Châu Âu chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực về tài chính, có qui mơ sản xuất lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại nắm bắt kịp thời nhu cầu, thông tin của thị trường. Xuất khẩu trực tiếp là cách làm ăn lâu dài và có hiệu quả nhất. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tiến hành xây dựng thương hiệu, hình ảnh nhằm có thể quảng bá và trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình sang thị trường Liên Minh Châu Âu.
Ngoài ra, với cộng đồng người Việt sinh sống tại các quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu (chủ yếu là các quốc gia Đông Âu như Ba Lan, Czech, Hungari, Bungari …) là một lực lượng khách hàng lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bán sản phẩm của chính mình vào thị trường Liên Minh Châu Âu.
Dù lựa chọn hình thức kênh phân phối nào để thâm nhập thị trường Liên Minh Châu Âu các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau : dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả … và cần nắm vững bốn nguyên tắc khi thâm nhập thị trường này :
Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng
Hạ giá thành sản phẩm
Đảm bảo thời gian giao hàng
Duy trì chất lượng sản phẩm
Hiệu quả của chiến lược : Chiến lược này được sử dụng dựa trên lợi thế cạnh
tranh của ngành dệt may Việt Nam đang được sự hỗ trợ của Chính phủ và sản phẩm dệt may Việt Nam đang chiếm lĩnh một phân khúc tại thị trường EU. Mục tiêu đề ra của chiến lược này nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may xác định sản phẩm, nhu cầu và phân khúc thị trường phù hợp cho năng lực của mình nhằm xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả khẳng định vị thế cạnh tranh của mình.