Xây dựng và lựa chọn các chiến lược để thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển công ty cổ phần nhựa tân tiến đến năm 2015 (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

1.2.6 Xây dựng và lựa chọn các chiến lược để thực hiện

Quy trình xây dựng và chọn lựa chiến lược để thực hiện gồm 3 giai đoạn mơ tả hình vẽ:

Hình 1-4: Khung phân tích hình thành chiến lược:

GIAI ĐOẠN 1: GIAI ĐOẠN NHẬP VÀO

GIAI ĐOẠN 2: GIAI ĐOẠN KẾT HỢP

GIAI ĐOẠN 3: GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH

Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)

Giai đoạn nhập vào (giai đoạn 1)

Phân tích các yếu tố mơi trường và các yếu tố nội bộ để xây dựng các ma trận: ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).

Giai đoạn kết hợp (giai đoạn 2)

Sử dụng ma trận điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – nguy cơ (SWOT). Công cụ này dựa vào các thông tin nhập vào được rút ra từ giai đoạn 1 để kết hợp các cơ hội và nguy cơ bên ngoài đối với những điểm mạnh và điểm yếu bên trong nhằm hình thành chiến lược khả thi có thể lựa chọn.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE) Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE) Ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston (BCG) Ma trận mối nguy cơ – cơ hội – điểm yếu – điểm mạnh (TOWS) Ma trận bên trong – bên ngoài (IE) Ma trận chiến lược chính

Giai đoạn quyết định (giai đoạn 3)

Sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM). Ma trận này sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích ở giai đoạn 1 và kết quả kết hợp của các phân tích ở giai đoạn 2 để quyết định khách quan trong số các chiến lược có khả năng thay thế.

Xây dựng chiến lược – Công cụ ma trận SWOT

Đây là giai đoạn kết hợp của quá trình xây dựng chiến lược để lựa chọn. Ma trận điểm mạnh – điểm yếu - cơ hội – nguy cơ (SWOT) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:

- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): Sử dụng điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): Đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ mơi trường bên ngồi.

Để lập một ma trận SWOT, theo Fred R. David phải trải qua 8 bước: (1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty;

(2) Liệt kê các điểm yếu chủ yếu bên trong công ty; (3) Liệt kê các cơ hội lớn bên ngồi cơng ty;

(4) Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngồi cơng ty;

(5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ơ thích hợp;

(6) Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO;

(7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST;

(8) Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT;

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận về chiến lược. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược. Đồng thời trong chương 1 cũng nêu lên quy trình thiết lập chiến lược và lựa chọn chiến lược.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN TIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển công ty cổ phần nhựa tân tiến đến năm 2015 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)