Khung pháp luật Việt Nam về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 28 - 33)

Hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm bản chất vẫn là hợp đồng dân sự với các chủ thể, nội dung rõ ràng vì vậy nó chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh hợp đồng: Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005, Luật doanh nghiệp năm 2020, các văn bản luật này là các văn bản chung nhất điều chỉnh về các nội dung, đối tượng tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm.

Tuy nhiên, hoạt động cung ứng phần mềm với các đặc tính riêng của nó khi tham gia vào giao dịch dân sự có các nội dung khác về sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ và lĩnh vực cơng nghệ thơng tin... do đó hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật luật chuyên ngành tương ứng: Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Chuyển giao cơng nghệ 2017, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật An tồn thơng tin mạng 2015, Luật Đấu thầu 2013…

1.2.1.Các văn bản luật điều chỉnh chung về hợp đồng

BLDS 2015, Luật thương mại 2005, Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng sẽ quy định các nội dung mang tính chất tổng quát, thống nhất như quy định về chủ thể, đối tượng, nội dung cơ bản của hợp

đồng, các quy định về vi phạm, phạt vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên một cách cơ bản, chung nhất.

Phần thứ ba của BLDS 2015 điều chỉnh các hoạt động trong hợp đồng cụ thể như khái niệm về hợp đồng nói chung và một số loại hợp đồng thương mại thông dụng khác, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại như: giao kết và thực hiện hợp đồng, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các biện pháp thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm trong hợp đồng,… Các hoạt động cơ bản của một hợp đồng đều được điều chỉnh và quy định trong BLDS 2015.

Luật thương mại 2005 tập trung quy định về tính chất, chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ trong từng quan hệ hợp đồng cụ thể. Luật thương mại 2005 đặt tên cho từng loại hợp đồng tương ứng với từng hoạt động thương mại. Luật thương mại 2005 điều chỉnh tập trung các mối quan hệ của các bên trong hoạt động kinh doanh thương mại, làm rõ các tính chất của các đối tượng trong quan hệ này.

Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được điều chỉnh cụ thể tại Luật doanh nghiệp 2020, với các điều luật quy định về loại hình, tổ chức và hoạt động trong doanh nghiệp.

Ở bất kỳ ngành, lĩnh vực nào khi được giao kết thành hợp đồng thì đều chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật này. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các văn bản luật thì chiếu theo các văn bản luật mẹ, tức là ưu tiên thứ tự từ BLDS 2015 đến Luật thương mại 2005 và Luật doanh nghiệp 2020, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng, sau đó mới xét đến các văn bản luật chuyên ngành.

1.2.2.Các văn bản luật điều chỉnh riêng đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm

a. Luật sở hữu trí tuệ 2005

Luật sở hữu trí tuệ 2005 khơng nhắc đến khái niệm phần mềm, nhưng đề cập đến khái niệm chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu, xét về định nghĩa, phần mềm là chương trình máy tính (Khoản 12 Điều 4 Luật cơng nghệ thơng tin 2006), chính vì

vậy về cơ bản, luật sở hữu trí tuệ 2005 đã đề cập và quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính.

Điểm m Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, hay hiểu cách khác phần mềm máy tính là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, phần mềm máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học. Trong hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, đối tượng của dịch vụ là phần mềm máy tính sẽ được quy định về quyền sở hữu trí tuệ theo các nội dung của Luật sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

b. Luật cơng nghệ thơng tin 2006 và các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động trong ngành công nghệ thông tin

Luật công nghệ thông tin 2006 là công cụ để tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược về phát triển khoa học công nghệ nước ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin. Luật công nghệ thông tin 2006 tập trung điều chỉnh ba nội dung chính: một là, điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; hai là, điều chỉnh các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; ba là, điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Một số văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khác điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thơng tin do Chính phủ và các Bộ, cơ quan ban hành theo quy định của pháp luật có nội dung bổ sung, giải thích, hướng dẫn thi hành các điều khoản trong luật cơng nghệ thơng tin 2006. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể hơn một số điều để phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn cụ thể.

Luật công nghệ thông tin 2006 và các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định chi tiết về các hoạt động, tính chất, chính sách của lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, bao

hàm cả khái niệm phần mềm, từ đó các quy định cụ thể về phần mềm hoặc các hoạt động liên quan đến phần mềm đều chịu sự điều chỉnh của Luật công nghệ thông tin 2006 và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

c. Các văn bản quy định về thuế đối với hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin Kinh doanh lĩnh vực Cơng nghệ thơng tin nói chung và hoạt động cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng bản chất đều là hoạt động thương mại, chính vì vậy, nó chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thuế, cụ thể: luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng, luật quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Đối với thuế TNDN, các doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế khi đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp; sản phẩm phần mềm được sản xuất phải năm trong danh mục sản phẩm phần mềm do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định (Phụ lục 1, Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT); Quy trình sản xuất phần mềm có 7 cơng đoạn (Điều 5 Thơng tư số 16/2014/TT-BTTTT) (trường hợp khơng có cơng đoạn nào trong 7 bước trên, phải có tài liệu chứng minh tác nghiệp tương ứng với công đoạn đó). Các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau: trong thời hạn 4 năm đầu tiên, doanh nghiệp được miễn thuế TNDN, trong 9 năm tiếp theo, giảm 50% thuế TNDN phải nộp, trong thời hạn 15 năm, mức thuế suất thuế TNDN là 10%. (Điều 19 và Điều 20 Thông tư 78/2014/TT- BTC)

Đối với thuế GTGT dịch vụ phần mềm là đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại khoản 22 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Có thể thấy, hiện nay, chính sách về thuế của nước ta đối với ngành cơng nghệ thơng tin nói chung và dịch vụ phần mềm nói riêng đang được sự quan tâm, khích lệ từ Nhà nước. Điều này tác động trực tiếp đến sự phát triển của cả ngành công nghệ thông tin trong thị trường, thúc đẩy tăng trưởng, từ đó nâng cao năng lực về cơng nghệ khoa học của nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w