Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 45 - 49)

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHẦN MỀM ĐÔNG DƯƠNG

Từ đầu những năm 2000 của Thế kỷ 21, Việt Nam bắt đầu có sự hội nhập về cơng nghệ thơng tin, khái niệm về công nghệ thông tin, phần mềm trở nên ngày càng phổ biến hơn đối với thị trường trong nước. Ban đầu, thị trường tiếp cận từ những sản phẩm công nghệ thơng tin từ quốc tế, sau đó trở thành một trong những lĩnh vực tiềm năng phát triển trong nước. Các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực công nghệ thông tin bắt đầu được thành lập và phát triển, tiếp thu từ những thành tựu của quốc tế, nghiên cứu chuyên sâu chuyển từ hội nhập thành phát triển tiềm năng trong chính thị trường nội địa, mang mục tiêu cạnh tranh cả với thị trường quốc tế. Lĩnh vực cơng nghệ thơng tin xuất hiện, ngay sau đó hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng dần hoàn thiện để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực này. Theo các chuyên gia phân tích và đưa ra nhận định rằng ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay là ngành có tốc độ phát triển cao dẫn đầu và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống xã hội đất nước. Tuy nhiên, q trình phát triển ngành cơng nghệ phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin phải đi cùng với sự điều chỉnh của pháp luật, vì vậy cần chỉ ra thực trạng thực hiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm ở Việt Nam nói chung, tại cơng ty TNHH tư vấn phần mềm Đơng Dương nói riêng sẽ được nghiên cứu và làm rõ trong chương 2.

2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồngcung ứng dịch vụ phần mềm cung ứng dịch vụ phần mềm

2.1.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng cungứng dịch vụ phần mềm ứng dịch vụ phần mềm

Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành, lĩnh vực mới trong thị trường Việt Nam, cùng với sự ra điều chỉnh của những văn bản pháp luật thường xuyên được bổ sung, cập nhật nhằm phù hợp với xu thế phát triển của ngành. Các

doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ thông tin và số lượng các giao dịch cung ứng dịch vụ phần mềm ngày càng tăng mạnh và là xu thế cho cả nền kinh tế. Do còn là một lĩnh vực mới với nhiều sự thay đổi, cập nhật liên tục chính vì vậy, khung pháp lý vẫn cịn nhiều lỗ hổng tạo ra nhiều tranh chấp giữa các bên khi tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm. Một số các tranh chấp mang tính đặc trừng phổ biến diễn ra giữa các bên khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm là: tranh chấp phát sinh từ kết quả nghiệm thu và tranh chấp phát sinh từ bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Khi tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm với đối tượng của dịch vụ là phần mềm, bản chất đây là một đối tượng có tính trừu tượng cao. Khi các bên tham gia, mâu thuẫn, tranh chấp sẽ phát sinh do các bên có sự chênh lệch về hiểu biết chun mơn. Ngồi ra, khi đưa ra yêu cầu, mục đích đối với bên cung ứng dịch vụ, khách hàng có thể đưa ra những u cầu mang tính trừu tượng, dẫn đến sự tiếp thu không đầy đủ hoặc hiểu sai ý khách hàng, kết quả đưa ra nghiệm thu sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và dẫn đến các tranh chấp giữa các bên. Nguyên nhân dẫn đến việc hiểu sai ý giữa các bên xuất phát từ cách sử dụng từ ngữ, quy ước và định nghĩa giữa các bên đối với một vấn đề là khác nhau, hiện nay ở hệ thống pháp luật Việt Nam, vẫn chưa có văn bản nào quy ước về các thuật ngữ về phần mềm máy tính để khi đưa vào hợp đồng các bên cùng hiểu theo một ý nghĩa nhất định, lấy văn bản luật làm căn cứ duy nhất.

Phần mềm bản chất là sản phẩm từ trí tuệ, ý tưởng của con người, phần mềm sử dụng các mã, lệnh, ngơn ngữ máy tính để triển khai ý tưởng thành công cụ sử dụng được theo đúng cơng năng, mục đích được yêu cầu. Một số trường hợp khi các bên tham gia ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, một bên cung ứng dịch vụ và một bên là khách hàng đưa ra yêu cầu đối với dịch vụ phần mềm để bên cung ứng thực thi xảy ra sự vụ tranh chấp về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Q trình ký kết và thỏa thuận thông thường đối với dịch vụ thiết kế, tư vấn, xây dựng phần mềm từ ý tưởng của khách hàng, điều khoản về sở hữu trí tuệ sẽ nêu rõ về quyền tác giả đối với phần mềm được tạo ra thuộc về bên thuê tức là bên khách hàng (bên thực hiện việc chi tiền để thuê bên cung ứng gia cơng, thiết kế theo u cầu của mình). Việc cam kết

giữa các bên về sở hữu trí tuệ cịn nhiều bất cập và thiếu tính chặt chẽ. Trường hợp phát sinh là phía gia cơng (bên cung ứng dịch vụ) sử dụng một phần hoặc toàn bộ phần mềm đã ký kết với khách hàng để thực hiện tư vấn, cung ứng cho một bên khác. Khi phát sinh trường hợp này, để chứng minh được bên cung ứng dịch vụ đang vi phạm điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng là rất khó bởi các bên đều có quyền bảo mật về các giao dịch, nội dung hợp đồng mà mình ký kết, ngồi ra, sản phẩm hiện hữu có thể khác nhau về giao diện nhưng giống về mã nguồn, lệnh là phần khơng thể nhìn thấy thơng thường, vì vậy để chứng minh và có căn cứ hợp pháp khởi kiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Thực tế các tranh chấp phát sinh xảy ra thường xuyên và có thể là rất nhiều, tuy nhiên, việc khởi kiện của các bên là ít xảy ra, một phần về luật sở hữu trí tuệ hiện nay chưa có quy định cụ thể và chặt chẽ về quyền sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, ngồi ra, việc để các bên xác định vi phạm của bên cịn lại gặp nhiều khó khăn và khó khả thi.

Một trong số ít các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là phần mềm; vào tháng 6 năm 2012 tại TAND thành phố Đà Nẵng thụ lý vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ là phần mềm hệ thống trang thông tin điện tử giữa cơng ty TNHH Văn hóa Đơng Tây với cơng ty TNHH QGS. Phía cơng ty TNHH QGS phản tố và yêu cầu trưng cầu giám định đối với phần mềm trang thông tin điện tử mà công ty TNHH Đông Tây đang sử dụng với cáo buộc rằng công ty TNHH Đông Tây đã sử dụng trái phép sản phẩm phần mềm thuộc bản quyền sở hữu trí tuệ của mình. Q trình giải quyết vụ án, tháng 1 năm 2013, TAND thành phố Đà Nẵng đã có cơng văn gửi Cục Bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) để đề nghị giám định, tuy nhiên TAND thành phố Đà Nẵng sau ba lần gửi công văn đề nghị, tháng 6 năm 2013, Cục Bản quyền tác giả mới có cơng văn trả lời là đến nay chưa có tổ chức giám định quyền tác giả mà tịa có thể trưng cầu. Đến tháng 2 năm 2014, sau khi Sở Thông tin và Truyền Thông đã tìm và giới thiệu một số chuyên gia tin học cụ thể cho TAND thành phố Đà Nẵng để thực hiện việc giám định và chính thức đưa ra kết luận là không phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Thực tế cho thấy, phải mất tới 2 năm để TAND thành phố Đà Nẵng có thể đưa ra kết luận sau thời gian chờ đợi, tìm kiếm đơn vị giám định phần mềm.

2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn pháp luật về giao kết vàthực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm ở Việt Nam thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam chưa có hoặc có rất ít vụ việc được giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài thương mại về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm. Một trong những lý do các doanh nghiệp còn chần chừ, thiếu triệt để khi có sự vụ phát sinh đó là khung pháp lý của Việt Nam vẫn cịn nhiều những thiếu sót, các văn bản điều chỉnh cụ thể hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm chưa được quy định riêng thành các điều khoản riêng biệt hay bằng các văn bản điều chỉnh cụ thể. Bên cạnh đó, ngơn ngữ mơ tả về dịch vụ phần mềm mang tính chun mơn, chun ngành, thường xuyên xuất hiện các ngôn ngữ nước ngồi (tức là ngơn ngữ viết phần mềm), các văn bản pháp luật của Việt Nam không quy định rõ ý nghĩa quy đổi đối với từng thuật ngữ, chính vì vậy khơng có căn cứ để các bên đưa ra khi xảy ra tranh chấp. Mặt khác, quá trình giám định phần mềm trong quá trình giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập, thiếu đội ngũ, đơn vị chuyên trách thực hiện. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, các doanh nghiệp lựa chọn tự hòa giải hoặc chấp nhận rủi ro.

Bên cạnh những khó khăn về thực trạng thực hiện pháp luật hiện hành về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, doanh nghiệp cũng có những mặt lợi thế nhất định về các chính sách ưu đãi của Nhà nước; cụ thể đối với dịch vụ phần mềm thuộc nhóm đối tượng khơng chịu thuế GTGT (theo thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT).

Hệ thống pháp luật của Việt Nam điều chỉnh hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm hiện nay đang dần hoàn thiện, bổ sung, cập nhật, sửa đổi, nhưng thực tế việc thực thi theo pháp luật còn nhiều bất cập và bỡ ngỡ. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thơng năm 2017 trong Hội nghị tồn quốc tổng kết 10 năm thi hành Luật công nghệ thông tin diễn ra ngày 23 tháng 11 tại Hà Nội đã đưa ra những tổn tại, bất cập chính trong việc triển khai thi hành Luật công nghệ thông tin 2006 trong giai đoạn 10 năm qua. Các quy định pháp lý về cơng nghệ chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các xu thế, hình thái phát triển mới trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, chưa có chính sách phù hợp để đón nhận, tạo điều kiện phát

triển các mơ hình kinh doanh mới có tính cạnh tranh cao trên nền tàng cơng nghệ thơng tin. Bên cạnh đó, vai trị người đứng đầu các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa thực sự rõ nét, thiếu nhân lực có trình độ chun mơn cao.

Thực trạng ở các doanh nghiệp khi giao kết và thực hiện hợp đồng xảy ra nhiều tranh chấp, vụ việc nhưng không được đưa ra khởi kiện bởi lẽ việc áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm vào hoạt động thực tiễn cịn thiếu tính thiết thực, hoặc các doanh nghiệp chưa thực sự nghiên cứu chuyên sâu, tập trung về vấn đề pháp lý, có sự chuẩn bị về phát sinh tranh chấp giữa các bên. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn cịn nhiều thiếu sót đối với việc điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, chưa có tính tập trung, chun sâu về lĩnh vực này, vì vậy đây là một trong những rào cản lớn để các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ hiểu và biết các quy tắc pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w