Khó khăn, vướng mắc về thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 68 - 70)

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch

2.2.3. Khó khăn, vướng mắc về thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng

cung ứng dịch vụ phần mềm tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đơng Dương

Q trình thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đơng Dương cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Từ thực tiễn đã phân tích, có thể chi ra một số vướng mắc, hạn chế chủ yếu tác động trực tiếp đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng của cơng ty:

Thứ nhất, cơng ty cịn nhiều thiếu sót, chủ quan khi cập nhật các văn bản pháp

luật được thể hiện rất rõ ràng qua các sự vụ pháp lý phát sinh đã được phân tích ở trên, ban lãnh đạo của cơng ty chưa có những biện pháp, kế hoạch hoặc sự chủ động cụ thể để nắm bắt, cập nhật các quy định của pháp luật điều chỉnh ngành, lĩnh vực cơng nghệ thơng tin nói chung và hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng. Các văn bản pháp luật hiện hành đòi hỏi khi áp dụng vào hoạt động thực tiễn cần có sự tổng hợp từ các văn bản, nguồn luật khác nhau, chính vì vậy, việc tổng hợp, chắt lọc từ hệ thống các văn bản hiện nay đối với công ty cịn nhiều khó khăn, địi hỏi cơng ty phải có nhận định được mức độ cấp thiết, quan trọng của áp dụng pháp lý vào hoạt động kinh doang từ đó có sự đầu tư, quan tâm quyết liệt hơn cho các phương án, kế hoạch cải thiện cụ thể.

Thứ hai, kiến thức về pháp lý của nhân viên còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong quá trình nắm bắt yêu cầu, đưa ra đề nghị giao kết hay thực hiện hợp đồng, nhân viên thường đại diện cho công ty để trực tiếp xử lý các thông tin với khách hàng, việc yếu kém về kiến thức pháp lý thể hiện rất rõ ràng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng giữa công ty và khách hàng. Quá trình trao đổi và nắm bắt thơng tin, cũng như đại diện cơng ty xử lý các sự vụ địi hỏi nhân viên phải thực sự có trình độ, kỹ

năng và sự cẩn thận, vì những bất cẩn trong việc sử dụng ngơn từ, ra quyết định đều có thể dẫn đến những tranh chấp pháp lý giữa hai bên. Nhân viên công ty thường xuyên phụ trách việc làm việc với khách hàng không những chỉ cần bổ sung, trau dồi kiến thức pháp luật có liên quan đến ngành nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng mà quan trọng hơn là kỹ năng áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Thứ ba, việc quy định, soạn thảo hợp đồng, các văn bản có giá trị ràng buộc

pháp lý giữa các bên cịn nhiều thiếu sót, chủ quan. Các sự vụ thực tế xảy ra chủ yếu liên quan đến nội dung của hợp đồng, các điều khoản thiếu tính chặt chẽ, sử dụng từ ngữ khơng có tính pháp lý hoặc dễ gây ra hiểu lầm. Đối với các văn bản, biên bản phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, phía cơng ty tương đối chủ quan khi thay thế biên bản bằng các trao đổi giữa nhân viên và khách hàng qua hình thức thư điện tử, tin nhắn điện thoại hay trao đơi qua lời nói giữa các bên trong một buổi họp. Các biên bản sẽ làm căn cứ nếu q trình tranh chấp xảy ra, cơng ty sẽ hạn chế được tối đa nhất các rủi ro, ngồi ra sẽ kiểm sốt được tồn bộ thơng tin một cách chính xác và có căn cứ rõ ràng, q trình làm việc cùng khách hàng sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn. Việc áp dụng các điều luật, văn bản luật cụ thể hoặc sử dụng ngôn ngữ pháp luật trong hợp đồng và các biên bản, văn bản làm việc hiện nay vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để.

Thứ tư, cách thức giải quyết sự vụ khi phát sinh tranh chấp pháp lý. Khi có bất

kỳ sự vụ nào xảy ra trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, công ty lựa chọn phương án ưu tiên ban đầu là thỏa thuận hòa giải giữa các bên. Đây là một phương án hợp lý được ưu tiên khi các bên làm việc với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại, bảo đảm sự thiện chí của các bên cũng như các bên giảm thiểu được rủi ro nhiều nhất. Tuy nhiên, việc giải quyết bằng phương thức hịa giải của cơng ty vẫn còn nhiều lỗ hổng, hòa giải vẫn phải dựa trên những căn cứ thực tế xảy ra ở quá trình các bên làm việc với nhau. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa việc tham gia vào các tranh chấp, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các văn bản quy định cịn khá rời rạc và thiếu sót. Việc hịa giải khơng có nghĩa là các bên đều đạt được kết quả tốt nhất, đơi khi việc hịa giải là phương án để các bên không phải va chạm với các cơ quan nhà nước. Hịa giải mang tính chất để các bên đều thấy có lợi

nhất, là phương án mà kể cả sau khi có tranh chấp xảy ra được hịa giải các bên vẫn đều có thể tiếp tục giao kết các hợp đồng phía sau. Tuy nhiên, thực tế phát sinh ở công ty Đông Dương cho thấy, việc khi các bên tranh chấp, dù phương án lựa chọn là hòa giải, các bên vẫn giải quyết khá vòng vo và thiếu các căn cứ để đưa ra kết quả cuối cùng. Khó khăn hiện nay của cơng ty Đông Dương đối với cách thức giải quyết tranh chấp khi có phát sinh xảy ra là thiếu đi sự đầu tư đối với bộ phận pháp lý có chun mơn. Hiện nay, chủ yếu khi các sự vụ xảy ra, công ty vẫn độc lập giải quyết hoặc chỉ thuê theo sự vụ có tính phức tạp cao. Bên cạnh đó, việc giao tiếp và trao đổi thông tin với bộ phận pháp lý th ngồi cũng gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn đơn vị tư vấn pháp lý uy tín và hiểu biết về ngành nghề của cơng ty, chính vì vậy q trình tư vấn, nắm bắt thơng tin cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w