7. Kết cấu của Luận văn
2.2. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.2.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Luật Kinh doanh Bảo hiểm hiện hành không quy định riêng về nội dung của HĐBHNT, cụ thể tại Khoản 1 Điều 13 Luật Kinh doanh Bảo hiểm, đã đặt ra yêu cầu về những nội dung mà HĐBH cần phải có, nói cách khác là những điều khoản chủ yếu hay điều khoản bắt buộc của hợp đồng, gồm có:
- Tên, địa chỉ của DNBH, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng: đây là nội dung quan trọng thể hiện rõ thông tin, tư cách của các bên chủ thể trong hợp đồng. Những thông tin này xác minh sơ bộ điều kiện tham gia giao kết hợp đồng của các chủ thể, chỉ rõ ai là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm, người thụ hưởng và liệu các bên này có trùng nhau hay khơng.
- Đối tượng bảo hiểm: đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu rủi ro trực tiếp và có quyền lợi được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, quy định cụ thể trong HĐBH. Trong HĐBH con người, đối tượng mà HĐBH hướng tới là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.
- Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm là số tiền mà DNBH sẽ trả trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Mặc dù pháp luật yêu cầu trong HĐBH phải có điều khoản về số tiền bảo hiểm nhưng cụ thể số tiền thì pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận do việc xác định giá trị của tính mạng, sức khỏe con người là rất khó khăn. Việc để cho các bên tự thỏa thuận số tiền bảo hiểm sẽ hợp lý và khả thi hơn.
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: đây là một điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường là những loại trừ về những rủi ro mang tính thảm hoạ, những rủi ro chỉ được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt, những sự kiện sự cố mang tính chất vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết, rủi ro xuất hiện do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng chậm thông báo về sự kiện bảo hiểm cho DNBH… thì DNBH sẽ khơng có trách nhiệm trả số tiền bảo hiểm. Điều khoản loại trừ là yếu tố không thể thiếu trong một HĐBH với mục đích quan trọng là để đảm bảo nguyên tắc công bằng, cân bằng giữa quyền lợi
của khách hàng và DNBH, phòng tránh các trường hợp trục lợi bảo hiểm và đảm bảo chi phí khách hàng phải trả để được bảo vệ trong HĐBH ở mức độ chấp nhận được.
- Thời hạn bảo hiểm: Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian DNBH thực hiện trách nhiệm bảo hiểm. Theo Khoản 6 Điều 1 Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi 2010, trách nhiệm bảo hiểm của DNBH phát sinh kể từ khi: HĐBH đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm; hoặc HĐBH đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa DNBH và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm; hoặc có bằng chứng về việc HĐBH đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm sẽ do các bên thỏa thuận nhưng trên thực tế thì thời hạn bảo hiểm sẽ ít nhất là 5 năm.
- Mức phí bảo hiểm và phương thức đóng phí: Phí bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải nộp cho DNBH theo thỏa thuận tại HĐBH và mức phí chủ yếu phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm. Ngoài ra, pháp luật yêu cầu HĐBH phải có điều khoản phương thức đóng phí bảo hiểm cịn thực tế phương thức đóng phí sẽ do các bên thỏa thuận.
Bên cạnh những điều khoản trên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cịn u cầu HĐBH phải có một số nội dung như: phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; các quy định giải quyết tranh chấp; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng… Các điều khoản này giúp đảm bảo tính hợp pháp, minh bạch của hợp đồng đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng.