Hình thức của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 53)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

2.2.3. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Về cơ bản, HĐBH phải được lập thành văn bản66. Trong thời kỳ trước đây, ngoài Luật Kinh doanh Bảo hiểm, quy định về hình thức HĐBH nói chung và HĐBHNT nói riêng cịn được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể, Điều 570 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành

văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.” Tuy nhiên, sang đến Bộ luật

Dân sự năm 2015, quy định về hình thức của HĐBH đã khơng cịn được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự mà chỉ còn quy định thống nhất trong Luật Kinh doanh Bảo

hiểm. Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 14, Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, bằng chứng giao kết HĐBH là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Quy định về hình thức văn bản đối với HĐBH có trong pháp luật hầu hết các quốc gia. Tại Đức, theo tinh thần của Điều 3 và Điều 7 Luật Hợp đồng Bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức năm 2008, bên bảo hiểm phải cung cấp cho bên mua bảo hiểm một HĐBH được lập thành văn bản.67 Còn theo Điều 13 Luật Bảo hiểm Trung Quốc thì HĐBH phải được lập thành văn bản: “Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp

cho người mua bảo hiểm trong thời gian hợp lý một hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, trong đó phải chỉ ra các điều khoản và điều kiện theo thỏa thuận của cả hai bên. Hợp đồng bảo hiểm cũng có thể có dạng văn bản khác với quy định trên nếu các bên đồng ý”.68

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 53)