Quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 80)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo

3.2.4. Quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Để khắc phục những hạn chế trong quy định pháp luật về chuyển nhượng HĐBHNT, Luật Kinh doanh Bảo hiểm cần sửa đổi quy định liên quan đến vấn đề này theo hướng sau:

Thứ nhất, quy định rõ việc chuyển nhượng từng loại HĐBH, trong đó có

BHNT để tránh tình trạng quy định chung chung như hiện nay. Theo đó, Điều 26 Luật Kinh doanh Bảo hiểm cần bổ sung quy định liên quan đến phân loại hoạt động chuyển nhượng HĐBHNT. Cụ thể, chuyển nhượng HĐBHNT sẽ gồm hai loại: chuyển nhượng từ người mua bảo hiểm sang người khác và chuyển nhương từ người được bảo hiểm sang người khác. Cũng cần làm rõ thêm rằng, dù trong trường hợp nào, nếu người nhận chuyển nhượng đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật thì HĐBHNT sẽ được chuyển nhượng theo trình tự, thủ tục quy định mà khơng cần sự đồng ý của DNBH. Tuy nhiên, để đảm bảo DNBH có thể thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hiểm của mình, người mua bảo hiểm có trách nhiệm thơng báo cho DNBH về vấn đề chuyển nhượng này để có thể điều chỉnh hợp đồng. Nếu DNBH có căn cứ cho rằng bên nhận chuyển nhượng không đủ điều kiện, tư cách để nhận chuyển nhượng, doanh nghiệp này có thể từ chối việc chuyển nhượng.80

80 Đỗ Thị Quỳnh Trang, Pháp luật về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Tạp chí Cơng Thương Số 9, tháng 4 năm 2021.

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phap-luat-ve-chuyen-nhuong-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-81147.htm ,

Thứ hai, pháp luật kinh doanh bảo hiểm có thể bổ sung quy định hướng dẫn

chi tiết một số trường hợp chuyển nhượng HĐBH như người sử dụng lao động mua BHNT cho người lao động; cha/mẹ mua BHNT cho con… Chẳng hạn, đối với trường hợp người sử dụng lao động mua BHNT cho người lao động, pháp luật có thể ghi nhận rằng, trong trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt trái pháp luật (lỗi thuộc về người lao động), người lao động bị buộc thôi việc, người lao động bị sa thải thì bên mua bảo hiểm (người sử dụng lao động) có quyền chuyển nhượng HĐBH cho người lao động khác, trừ trường hợp người được bảo hiểm có nhu cầu tiếp tục tham giả bảo hiểm và được chuyển nhượng với tư cách là bên mua bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 80)