Thực trạng áp dụng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 73)

7. Kết cấu của Luận văn

2.6. Thực trạng áp dụng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Thứ nhất, đối với vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm: Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế

sâu rộng, cạnh tranh là quá trình tất yếu xảy ra trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Sự tăng lên trong nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời với sự gia tăng số lượng cũng như quy mô của các DNBH đã tạo nên một áp lực cạnh tranh lớn hiện nay trên thị trường bảo hiểm. Cạnh tranh lành mạnh trên thị trường bảo hiểm là yếu tố giúp tạo động lực cho các DNBH phát triển sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của xã hội. Tuy nhiên, khi hoạt động cạnh tranh của các DNBH trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, gây ảnh hưởng đến các DNBH khác và ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng, các hành vi đó sẽ bị coi là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Có thể kể đến một hành vi cạnh tranh không lành mạnh nổi bật trong lĩnh vực bảo hiểm như sau:

Hạ phí bảo hiểm nhằm có được thị phần là cơng cụ cạnh tranh tương đối phổ biến của nhiều DNBH trên thị trường BHNT. Trong quá trình kinh doạn, để giành được thị phần và khách hàng, nhiều DNBH sẵn sàng hạ phí bảo hiểm mà khơng tính đến hiệu quả kinh doanh. Việc hạ phí bảo hiểm khơng có tính tốn chính xác sẽ dẫn đến giảm chất lượng của sản phẩm bảo hiểm do DNBH phải tìm cách hạ thấp chi phí cung cấp sản phẩm bảo hiểm để có thể giảm phí bảo hiểm như sử dụng nhân lực khơng có nghiệp vụ bảo hiểm, thực hiện chế độ khốn doanh thu phí bảo hiểm cho các chi nhánh, phòng bảo hiểm khu vực hay đại lý. Bên cạnh đó, một hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh thường được các DNBH áp dụng đó là tăng chi phí hoa hồng

khai thác khơng đúng với quy định của pháp luật. Theo quy định, khi ký được HĐBH, DNBH được phép trả hoa hồng cho đơn vị môi giới hoặc đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên trên thực tế, các DNBH có thể phải chi nhiều hơn để có được khách hàng. Với tình trạng này, hoa hồng bảo hiểm cao, phí bảo hiểm thấp và như vậy sẽ khơng đảm bảo khả năng thanh tốn và chi trả bồi thường cho người tham gia bảo hiểm.

Thứ hai, công tác tuyên truyền nhằm phát triển thị trường BHNT

Hiện nay để khai thác tiềm năng, đẩy nhanh sự phát triển thị trường BHNT, thu hút nhiều người tham gia BHNT, hạn chế các vi phạm pháp luật trong q trình kinh doanh,… cần có một chiến lược tuyên truyền, phát triển thị trường BHNT một cách toàn diện và bài bản. Chiến lược phải vạch ra được từng nội dung tun truyền tương thích với các nhóm đối tượng (người có nhu cầu bảo hiểm, chủ sử dụng lao động, cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội nghề nghiệp), kích thích nhu cầu bảo hiểm và cung cấp thông tin về ý nghĩa, tác dụng thực tế từ những hợp đồng bảo hiểm mang lại cho người tham gia bảo hiểm.

Trong thời gian vừa qua, mặc dù công tác tuyên truyền đã được chú trọng, quan tâm hơn để phát triển thị trường BHNT và thu hút người tham gia, nhận thức của người dân về BHNT đã cải thiện nhiều nhưng những định kiến và sự "ác cảm" dành cho lĩnh vực này vẫn tồn tại, dù các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng cải tiến, tận dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng71. Hiện nay, mặc dù hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực BHNT đã tương đối đầy đủ và được quan tâm tuyên truyền, phổ biến, một bộ phận người dân vẫn khơng có điều kiện tiếp cận thơng tin và khơng hiểu được mối quan hệ người bán - người mua – DNBH và các thuật ngữ cơ bản, đã dẫn đến những định kiến của người dân, chẳng hạn như cho rằng BHNT là hình thức lừa đảo, đa cấp, mua dễ khó địi, lo ngại thủ tục kéo dài, bị DNBH gây khó dễ với những điều kiện, giấy tờ phức tạp…

Thứ ba, vấn đề thực hiện các giải pháp phòng chống trục lợi BHNT

Về cơ bản, có thể hiểu “trục lợi bảo hiểm” là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm. Tổ chức, cá nhân trục lợi bảo hiểm có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc DNBH, thậm chí có thể là hành

71 https://vnexpress.net/nguoi-dan-dan-bot-dinh-kien-voi-bao-hiem-nhan-tho-4372655.html , truy câp

vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, trong thời gian trước đây từ năm 2007 đến năm 2013, có khoảng 52.860 vụ khiếu nại trục lợi, tương đương số tiền khiếu nại 520 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm bổ trợ sức khỏe chiếm 93% số vụ trục lợi toàn thị trường; bảo hiểm hỗn hợp là 4%, bảo hiểm trọn đời là 1%…72

Trong những năm gần đây, dữ liệu liên quan tới khiếu nại trục lợi bảo hiểm không được thống kê và công bố. Tuy nhiên, thông qua một số vụ việc trục lợi bảo hiểm nhân thọ điển hình, gân xơn xao dư luận được ghi nhận, có thể khẳng định rằng, hành vi này ngày càng có sự diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi. Ngồi việc tự gây thương tích để trục lợi bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm con người cịn biểu hiện ở nhiều hình thức đa dạng như có bệnh hiểm nghèo trước khi mua bảo hiểm nhưng không cung cấp thông tin; thay đổi thông tin nhân thân đi khám bệnh, chỉ khi phát hiện ra bệnh mới tham gia bảo hiểm; làm giả hồ sơ y tế để trục lợi… Phương thức trục lợi cũng trở nên tinh vi và đã có dấu hiệu hình thành việc trục lợi bảo hiểm có tổ chức.

Ví dụ 1 : Vụ việc trục lợi bảo hiểm diễn ra hồi cuối năm 2021. Tại thời điểm này, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến vụ "1 khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm".

Theo đơn tố cáo trước đó, từ cuối tháng 9/2019 đến đầu tháng 11/2019, một cá nhân đã gửi 25 yêu cầu bảo hiểm cho 15 công ty bảo hiểm và đã mua được 19 hợp đồng BHNT và bảo hiểm sức khỏe sau khi cá nhân này biết mình bị bệnh. Bằng cách che giấu thông tin liên quan tới căn bệnh của mình hay cung cấp thơng tin khơng chính xác việc mình đã có nhiều u cầu mua bảo hiểm và đã mua được hợp đồng bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm khác, cá nhân này đã thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm một cách tinh vi.

Chờ cho tới khi hết thời gian chờ theo quy định của hợp đồng bảo hiểm, cá nhân này đã hợp pháp hóa hồ sơ bệnh án bằng cách đi khám và điều trị tại Bệnh

72 Như Loan, Điểm danh những hành vi trục lợi bảo hiểm phổ biến hiện nay,

https://baodautu.vn/diem-danh-nhung-hanh-vi-truc-loi-bao-hiem-pho-bien-hien-nay-d169554.html , truy cập

viện K Hà Nội và nộp hồ sơ yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm. Cho đến thời điểm phát hiện vụ việc, cá nhân này đã được 5 công ty bảo hiểm chi trả số tiền ban đầu khoảng 4 tỷ đồng. Nếu không kịp thời điều tra làm rõ, số tiền các công ty bảo hiểm sẽ phải tiếp tục chi trả có thể lên tới trên 20 tỷ đồng.

Ví dụ 2: Vụ việc trục lợi bảo hiểm thơng qua việc tự gây thiệt hại để nhận bồi thường bảo hiểm hoặc chi trả quyền lợi bảo hiểm.

Vụ việc trên xảy ra vào khoảng đầu năm 2020 tại Lâm Đồng khi đối tượng Đỗ Văn Minh nảy sinh ý định giết người, mượn xác để nhận tiền bồi thường BHNT.

Theo vụ việc, đối tượng Minh khai nhận tại Cơ quan điều tra, do q trình làm ăn, Minh có nợ số tiền hơn 10 tỷ đồng nên khoảng đầu tháng 4/2020, Minh nảy sinh ý định mua bảo hiểm nhân thọ rồi tìm xác chết để trên xe ô tô và tạo hiện trường giả nhằm khiến mọi người lầm tưởng mình đã chết với mục đích xố nợ và để vợ con được hưởng bảo hiểm mà Minh đã mua.

Ví dụ 3: Vụ việc trục lợi bảo hiểm từ hành vi giấu tình trạng bệnh tật khi mua BHNT cuối năm 2014 - đầu năm 2015.

Tháng 12-2014, bà N., con gái ông T.N.M. (ngụ tại Q.7, TP.HCM), mua bảo hiểm nhân thọ của một công ty có trụ sở tại TP.HCM với số tiền 150 triệu đồng, thời gian đóng phí 12 năm. Ơng M. là người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm (100%). Sau khi đóng phí được 2 tháng, bà N. nhập viện điều trị suy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó, bà có đơn yêu cầu bảo hiểm thanh tốn phí điều trị bệnh nhưng bị từ chối. Tháng 12-2015, một năm sau khi mua bảo hiểm, bà N. qua đời vì bệnh. Sau khi con gái chết, ông M. đã yêu cầu công ty bảo hiểm thực hiện các quyền lợi theo hợp đồng nhưng cũng bị từ chối. Lý do phía bảo hiểm đưa ra là bà N. khơng khai báo có bệnh suy thận khi mua bảo hiểm.

Không chấp nhận, ông M. đã khởi kiện ra TAND Q.7 yêu cầu công ty phải trả cho ông số tiền bảo hiểm theo hợp đồng là 150 triệu đồng.

Q trình giải quyết vụ án, đại diện cơng ty bảo hiểm cho biết sau khi nhận được đơn của bà N., cơng ty đã có ban hành thơng báo u cầu bà cung cấp các chứng từ liên quan đến việc điều trị để công ty xác minh. Qua hồ sơ bệnh án thu thập được tại Bệnh viện Chợ Rẫy, công ty biết bà N. đã điều trị căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối tại bệnh viện trước khi mua bảo hiểm. Hồ sơ bệnh án ghi nhận:

bệnh nhân bị cao huyết áp một năm trước, mệt nhiều, da xanh xao, ăn uống kém, nhập viện trong tình trạng suy thận mãn.

Điều đáng nói là khi khai báo để mua bảo hiểm, bà N. khai khơng có gì bất thường về sức khỏe và khơng đề cập gì về việc điều trị suy thận mãn giai đoạn cuối. Bà cũng trả lời không mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh thận, mặc dù bà đã điều trị căn bệnh này.

Xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, TAND Q.7 và TAND TP.HCM cũng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của gia đình bà N.. Theo nhận định của tịa, bà N. có điều trị bệnh sán chó tại Bệnh viện Quy Nhơn và điều trị bệnh suy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên khi ký hợp đồng bảo hiểm, bà N. chỉ kê khai có điều trị bệnh sán chó nhưng lại khơng kê khai có điều trị bệnh suy thận.

Căn cứ theo hợp đồng thì người mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ và trung thực các thơng tin. Vì bà N. đã vi phạm nên tịa phán quyết bị đơn có quyền từ chối chi trả bảo hiểm và đơn phương đình chỉ hợp đồng.

Đối với DNBH, hành vi trục lợi bảo hiểm làm giảm lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, thậm chí cịn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp. Đối với khách hàng là người tham gia bảo hiểm, phí bảo hiểm mà họ phải nộp dùng để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận nên DNBH nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp quan tâm đến việc chống trục lợi bảo hiểm nên người tham gia bảo hiểm có thể phải chịu mức phí bảo hiểm cao hơn với chất lượng bảo hiểm thấp hơn.

Theo thống kê, trong những năm qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả hàng chục ngàn tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm. Đơn cử, năm 2019, khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã chi trả hơn 24.000 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm, nếu cộng cả quyền lợi bảo hiểm sức khỏe của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì tổng số tiền chi trả đạt khoảng 30.000 tỷ đồng73. Yếu tố hình sự trong các vụ việc trục lợi, gian lận bảo hiểm có xu hướng tăng lên, nhiều vụ việc người tham gia bảo hiểm tự hủy hoại thân thể để có tiền bảo hiểm, che giấu thông tin sức khỏe… Hơn nữa, việc cố tình hủy hoại thân thể bằng nhiều cách và báo do tai nạn thì khó tìm được

73 https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/truc-loi-bao-hiem-co-yeu-to-hinh-su-am-tham-phat-trien-

bằng chứng nên cơ quan công an không thể kết luận người tham gia bảo hiểm cố tình hủy hoại cơ thể để trục lợi bảo hiểm.

Thứ tư, vấn đề phát triển công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất cho thị trường bảo hiểm

Để quản lý số lượng hợp đồng lớn với khối lượng thông tin đồ sộ, địi hỏi các DNBH nói riêng và tồn ngành bảo hiểm nói chung phải xây dựng hệ thống cơng nghệ thông tin và cơ sơ dữ liệu tiên tiến. Hiện nay, thực tế cho thấy mỗi DNBH đang sử dụng một hệ thống cơng nghệ thơng tin khác nhau, khơng có sự liên thơng và thống nhất. Cơ sở dữ liệu của các DNBH được lưu trữ độc lập, dẫn đến tình trạng phân tán dữ liệu, gây khó khăn cho cơng tác quản lý, chia sẻ dữ liệu, chia sẻ thông tin… Theo quan điểm của người viết, nếu hệ thống cơ sở dữ liệu chung được lưu trữ đầy đủ thông tin quan trọng như số HĐBH đã ký, quyền lợi bảo hiểm của từng hợp đồng, số lần chi trả bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, khách hàng... sẽ giúp loại bớt khách hàng từng có hành vi gian dối, trục lợi bảo hiểm… ngay từ khâu ký HĐBH, từ đó gia tăng tính lành mạnh của thị trường, bảo vệ niềm tin của người dân vào bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng và khi đó, khách hàng sẽ chủ động tìm đến bảo hiểm như các thị trường phát triển. Cần lưu ý rằng, hệ thống dữ liệu chung bảo hiểm sẽ là phương tiện hỗ trợ nhà bảo hiểm kiểm tra thơng tin, giúp rà sốt phịng chống gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khi cần thiết chứ không thể thay thế nghĩa vụ khai báo thông tin trung thực của khách hàng trong q trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Ngồi ra, chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh BHNT luôn là vấn đề được các DNBH quan tâm nhằm tăng sức cạnh tranh trong một thị trường ngày càng phát triển với sức ép cạnh tranh lớn. Các DNBH đã rất tích cực phát triển và ứng dụng cơng nghệ thơng tin để vận hành hiệu quả và chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Bảo hiểm Bảo Việt đã áp dụng hàng loạt các giải pháp ứng dụng công nghệ số, cho phép người dùng truy vấn thông tin chi tiết, đăng ký tham gia và nhận quyền lợi bảo hiểm dễ dàng thông qua thao tác trực tuyến; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại; nâng cấp chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng các ứng dụng. Bên cạnh đó, Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ FWD đã áp dụng 100% hợp đồng điện tử, không nhận bằng tiền mặt, hoạt động tư vấn và hỗ trợ khách hàng đăng ký hợp đồng bảo hiểm của mình hồn tồn

trên ipad. Cịn cơng ty Prudential sử dụng chatbot tư vấn bảo hiểm 24/7 ứng dụng trí tuệ nhân tạo PRUbot, công cụ Matchbook giúp khách hàng chủ động hơn trong đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn tài chính. Trong giai đoạn tiếp xúc và mua hàng, khách hàng thao tác đơn giản bốn bước và thanh tốn bằng các hình thức thanh tốn

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 73)