7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo
3.2.5. Quy định hình thức hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Để khắc phục hạn chế liên quan tới việc thiếu quy định ghi nhận rõ thành tố cấu thành nên HĐBHNT, các nhà làm luật cần bổ sung quy định ghi nhận rõ các thành tố này như: giấy (đơn) đề nghị bảo hiểm; tập điều khoản bảo hiểm, có thể bao gồm tập điều khoản bảo hiểm chính và tập điều khoản bảo hiểm riêng (nếu có); đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm và những văn bản cần thiết khác. Cần quy định rõ trách nhiệm của DNBH là cung cấp đầy đủ các văn bản trong HĐBH để đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng thỏa thuận.
3.2.6. Quy định về trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vơ hiệu do lừa dối
Như đã phân tích, hiện nay, giữa Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Bộ luật Dân sự năm 2015 đang có sự mâu thuẫn trong quy định về hậu quả do hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật trong giao kết HĐBH. Về nguyên tắc, nếu xuất hiện hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó phải vơ hiệu vì khơng tn thủ ngun tắc trung thực khi giao kết hợp đồng. Điều này cho thấy, hậu quả pháp lý của hành vi cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH khơng thể dẫn tới việc đình chỉ thực hiện hợp đồng (do một bên tham gia hợp đồng thực hiện) mà phải thuộc trường hợp hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015, “khi một bên tham gia
giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu”. Khi đó, để giải quyết vấn đề thiếu
thống nhất trong quy định, Điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh Bảo hiểm cần được sửa đổi bằng cách bỏ cụm từ “nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Nội dung của Khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh Bảo hiểm sẽ được áp dụng trong khi thực
hiện HĐBH với nội dung là DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi như cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được trả tiền bảo hiểm hoặc cố ý không cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 19 Luật Kinh doanh Bảo hiểm cũng cần được bãi bỏ bởi quy định HĐBH vơ hiệu do có hành vi lừa dối khi giao kết HĐBH đã được ghi nhận tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh Bảo hiểm.