ROE: 10% 49% 48% 26%
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng từ 10% năm 2009 đến 49% năm 2010 và có xu hướng giảm từ năm 2011 (48%) đến 2012 giảm cịn 26% là do tình hình biến động chi phí đầu vào và ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung cả nước.
Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản (BEP)
Bảng II. 7: Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản
Chỉ tiêu: 2009 2010 2011 2012
BEP: 5% 22% 27% 16%
Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Bảng II. 8: Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản
Chỉ tiêu: 2009 2010 2011 2012
ROA: 5% 22% 27% 16%
Khả năng sinh lợi cơ bản và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bằng nhau là do công ty không vay nợ nên không phải trả lãi vay. Đồng thời cả hai chỉ tiêu đều tăng nhanh từ 5% năm 2009 lên đến 27% năm 2011 cho thấy đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên khả năng sinh lợi cơ bản tăng nhanh còn do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành của công ty hiện tại là gia cơng đan và may. Việc gia cơng này chi phí đầu tư cơ sở vật chất tương đối thấp. Do đó tỷ suất sinh lợi cơ bản và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tăng nhanh nhưng năm 2012 chỉ tiêu này giảm mạnh từ 27% xuống còn 16%. Để đánh giá rõ hơn sự biến động này, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn hai nhân tố sau: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản.
Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Bảng II. 9: Phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu: 2009 2010 2011 2012 Chỉ tiêu: 2009 2010 2011 2012
ROS: 2,55% 5,08% 6,99% 4,62%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu so với năm 2009 tăng mạnh đến 2011 (từ 2,55% lên 6,99%) cho thấy chiến lược đầu tư kinh doanh của công ty hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm xuống trong khi trên thực tế doanh thu năm 2012 tăng so với các năm trước. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm là do chi phí. Do đó, chúng ta cần phân tích ngun nhân giảm lợi nhuận có thể là do sự biến động chi phí đầu vào.
Phân tích doanh thu và chi phí (Đơn vị: VNĐ)