1.5.2.1.Kế hoạch tài chính tập trung
Nhiều chi tiêu vốn của doanh nghiệp do giám đốc các nhà máy đề nghị. Nhưng các chiến lược chi tiêu cũng phải phản ánh các kế hoạch chiến lược do ban điều hành cấp cao lập ra. Những kế hoạch chiến lược cố gắng nhận diện được các công việc kinh doanh mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và cần được mở rộng.
Kế hoạch chiến lược liên quan đến lập ngân sách trên quy mô lớn. Các chuyên gia lập kế hoạch tài chính cố gắng xem xét tổng đầu tư từ mỗi công việc kinh doanh và tránh bị sa lầy một cách thật chi tiết. Dĩ nhiên, cũng có một vài dự án lớn có những ảnh hưởng riêng lẽ quan trọng.
Dĩ nhiên, các nhà lập kế hoạch cũng có thể xem xét các cơ hội và chi phí để bước vào một lĩnh vực mới mà doanh nghiệp có thể khai thác sức mạnh hiện có của mình. Thường họ có thể đưa ra đề xuất tham gia vào một thị trường vì những lý do “chiến lược” – tức là khơng phải vì đầu tư ngay có Hiện giá thuần (NPV) dương, mà bởi vì kế hoạch này giới thiệu được tên tuổi doanh nghiệp với thị trường và tạo nên các quyền chọn cho các đầu tư tiếp theo có giá trị. Nói cách khác, có một quyết định hai giai đoạn, ở giai đoạn thứ nhì (giai đoạn tiếp theo), giám đốc tài chính đối phó với vấn đề lập ngân sách vốn tiêu chuẩn. Nhưng ở giai đoạn đầu, các dự án có thể có giá trị ban đầu là các quyền chọn mà các dự án này mang đến.
1.5.2.2. Kế hoạch tài trợ
Hầu hết các kế hoạch đều chứa một tóm lược của việc tài trợ dự kiến. Doanh nghiệp chi ra càng nhiều, càng cần tìm ra nhiều nguồn vốn khác hơn là lợi nhuận giữ lại.
Các doanh nghiệp đang phát triển sẽ cần chi cho đầu tư vào nhà máy, thiết bị và vốn luân chuyển. Cần phải trả lãi vay cũng có thể địi hỏi một số tiền mặt lớn. Nếu dịng tiền từ hoạt động khơng đủ cho khoản tiền chi ra này, doanh nghiệp sẽ phải huy động thêm vốn.