2.1. Quyđịnh của pháp luật về giảiquyết tranhchấp laođộng
2.1.3. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụcủa các bên liên quan trong quátrình
2.1.3.1. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong giải quyết TCLĐ
TCLĐ là tranh chấp giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ, nhưng việc giải quyết TCLĐ không chỉ của hai chủ thể tranh chấp mà còn là trách nhiệm của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nói riêng, của tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ. Điều 181 BLLĐ năm 201914 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc giảiquyết TCLĐ nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các bên tranh chấp và nâng cao năng lực của chủ thể giải quyết TCLĐ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của giải quyết TCLĐ. Tổ chức đại diện NLĐ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ trong quá trình giải quyết TCLĐ.
Tương tự, tổ chức đại diện NSDLĐ có trách nhiệm hướng dẫn, hổ trợ người sử dụng lao đồng trong q trình giải quyết TCLĐCN. Ngồi ra, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động với tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ trong việc giải quyết TCLĐ nhằm nâng cao hiệu quả của việc hướng dẫn, hỗ trợ các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên lao động và trọng tài viên là những chủ thể có thẩm quyềngiải quyết TCLĐ nhưng hai chủ thể trên cần phải được tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn. Trách nhiệm tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động tronggiải quyết TCLĐ là của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mặc dù BLLĐ năm 2019 và BLLĐ năm 2012 đều quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết TCLĐ, nhưng BLLĐ năm 2019 đã bỏ bớt đi một chủ thể là cá nhân. Việc bỏ bớt chủ thể là cá nhân trong điều luật này là phù hợp, bởi Điều 195 BLLĐ năm 2012 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng nội hàm của điều luật lại không đề cập đến cá nhân. Như vậy, quy định tại Điều 181 BLLĐ năm 2019 đã hoàn thiện hơn Điều 195 BLLĐ năm 2012 về mặt kỹ thuật lập pháp.
Giải quyết TCLĐ được hiểu là dàn xếp để chấm dứt những bất ổn, mâu thuẫn trong quan hệ lao động mà vẫn bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của các bên. Việc giải quyết này có thể do các bên tự thương lượng hay có sự can thiệp của một chủ thể khác đóng vai trị trung gian để hồ giải hay ra phán quyết về TCLĐ. Vấn đề chính của hoạt động giải quyết TCLĐ là giải quyết nội dung của TCLĐ, có như vậy mới bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan trong TCLĐ. Giải quyết TCLĐ được hiểu là toàn bộ các hoạt động được tiến hành nhằm muc đích chấm dứt TCLĐ, bình ổn quan hệ lao động.Các hoạt động này có thể được thực hiện theo những phương thức khác nhau như hoà giải tại Hòa giải viên lao động, giải quyết bằng Hội đồng trọng tài hay giải quyết tại Toà án. Dù với phương thức giải quyết TCLĐ nào thì cơ quan giải quyết TCLĐ cũng phải xác định mâu thuẫn giữa các bên trong TCLĐ và giải quyết quyền, nghĩa vụcủa các bên trong TCLĐ. Khi xảy ra TCLĐ nói riêng và tranh chấp dân sự nói chung, để giải quyết đúng đắn vụ việc thì điều đầu tiên vẫn cần xác định các tình tiết khách quan của sự việc. Việc làm sáng tỏ một cách đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết liên quan đến TCLĐ có ý nghĩa đối với việc xác định quan hệ tranh chấp và suy cho cùng có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn tranh chấp.
Quan hệ pháp luật lao động được hình thành từ sự tự do, tự nguyện thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nên việc giải quyết TCLĐ là giải quyết các quyền và nghĩa vụ mà các chủ thể đã thỏa thuận trước đó. Do đó, các bên tranh chấp là người có nghĩa vụ trình bày, chứng minh sự kiện đã diễn ra,đưa ra yêu cầu của mình và cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Khi các bên trong quan hệ TCLĐ nghĩa là các bên đều mong muốn đòi quyền lợi cho mình. Trong từng trường hợp TCLĐ, căn cứ vào diễn biến và tính chất của TCLĐ, trên cơ sở yêu cầu của các bên và những phương thức giảiquyết tranh chấp cụ thể mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ sẽ đưa ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi TCLĐ do các bên tự thương lượng giải quyết hoặc thơng qua hịa giải viên lao động mà đạt được thoả thuận chung giữa hai bên, TCLĐ đương nhiên sẽ chấm dứt bởi quyền lợi củacác bên đã hài hòa trên
cơ sở đồng thuận. Khi tranh chấp được giải quyết bởi Ban trọng tài hoặc thơng qua Tồ án, thì các chủ thể này sẽ là bên thứ ba đánh giá toàn bộ sự việc, căn cứ vào lỗi và yêu cầu của các bên trên cơ sở hợp đồng và pháp luật để đưa ra quyết định.
2.1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của hai bên tranh chấp lao động
BLLĐ không chỉ quy định vềthẩm quyền giải quyết TCLĐ mà còn quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giải quyết TCLĐ để làm cơ sở cho các bên bảo vệ quyền lợi của mình. Điều 182 BLLĐ năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên, theo đó, các bên có quyền và nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, các bên có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia giải quyết tranh chấp. NLĐ có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp; NSDLĐ là cá nhân có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tham gia vào quá trình giải quyếttranh chấp; NSDLĐ là tổ chức luôn ln tham gia vào q trình giải quyết tranh chấp thơng qua người đại diện. Người đại diện nhân danh NLĐ hoặc NSDLĐ trong q trình giải quyết TCLĐ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải thông qua thủ tục luật định.
Thứ hai, các bên quyền rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu. Đây là
một quyền thể hiện quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Khi các bên tranh chấp có u cầu thì cá nhân, pháp nhân cóthẩm quyền mới tiến hành giải quyết tranh chấp và cá nhân, pháp nhân chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của các bên. Trong quá trình cá nhân, pháp nhân đang giải quyết tranh chấp thì các bên vẫn được quyền thay đổi yêu cầu giải quyết hoặc rút yêu cầu.
Thứ ba, các bên quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết TCLĐ
nếu có lý do cho rằng người đó có thể khơng vơ tư hoặc khơng khách quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là bên thứ ba tham gia vào để giúp cho các bên giải quyết tranh chấp,bảo đảm quyền lợi của các bên nên tính vơ tư và khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp là một yêu cầu tất yếu. Khi có căn cứ cho rằng, người tiến hành giải quyếttranh chấp khơng vơ tư,
khách quan thì một bên hoặc các bên được quyền yêu cầu thay đổi. Có ba chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐ là Hịa giải viên lao động,Hội đồng trọng tài và Tịa án. Trong đó, kết quả giải quyết của Hịa giải viên lao động thực chất là ghi nhận ý chí của các bên; kết quả giải quyết của Ban trọng tài không phụ thuộc vào ý chí của các bên nhưng lại khơng có giá trị thi hành; kết quả giải quyết của Tịa án khơng phụ thuộc vào ý chí của các bên mà căn cứ trên sự thật khách quan và có giá trị bắt buộc thi hành. Chính vì vậy, tính vơ tư khách quan của chủ thể giải quyết là rất quan trọng.
Thứ tư, các bên có nghĩa vụ cung cấp kịp thời và đầy đủ tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của mình. TCLĐ là một dạntranh chấp dân sự, do đó các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nghĩa vụ chứng minh về cơ bản phải tuân theo pháp luật về chứng cứ và chứng minh, theo đó bên nào đưa ra u cầu thì có nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực lao động nghĩa vụ chứng minh có thể bị đảo ngược để bảo vệ cho bên yếu thế. Ví dụ, người lao động đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại vì NLĐ đã khơng áp dụng các biện pháp về vệ sinh an toàn lao động cần thiết. Trong trường hợp này, NSDLĐ có nghĩa vụ chứng minh mình đã áp dụng các biện pháp đó.o
Thứ năm, các bên có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đã đạt được, quyết định
của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi các bên xung đột về lợi ích mà khơng tự giải quyết được mới cần đến bên thứ ba để giúp cho các bên giải quyết về quyền lợi của mình. Mục đích của giải quyết tranh chấp là để bảo đảm quyền lợi của các bên, do đó các bên có nghĩa vụ chấp hành các kết quả giải quyết. Khi các bên chấp hành kếtquả giải quyết vừa bảo đảm quyền lợi của các bên, vừa hạn chế xung đột trong tương lai vừa ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, ổn định trật tự xã hội và nâng cao tính pháp chế. Tuy nhiên, biên bản hòa giải của Hòa giải viên lao động và quyết định của Ban trọng tài lao động khơng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên nên việc các bên nghiêm chỉnh chấp hành các kết quả này tương đối khó khăn.