2.1. Quyđịnh của pháp luật về giảiquyết tranhchấp laođộng
2.1.4. Các phương thức giảiquyết tranhchấp laođộng cá nhân
Không một bên nào trong quan hệ lao động muốn TCLĐ xảy ra, nhưng đó lại là điều khó tránh khỏi, bởi quan hệ lao động có bản chất là xung đột lợi ích. Vì vậy, có lẽ khơng thể tránh tuyệt đối TCLĐ, mà quan trọng hơn làkhi tranh chấp phát sinh thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết như thế nào để dung hòa tốt nhấn quyền lợi của các bên. Do đó, việc nghiên cứu các quy định liên quan đến giải quyết TCLĐ trong BLLĐ 2019 không chỉ đáp ứng được yêu cầu phát triển của quan hệ xã hội nói chung, mà cịn góp phần vào việc bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là NLĐ - bên có thể được coi là yếu thế hơn so với NSDLĐ.
Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận giải quyết TCLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ thuộc về một trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân là Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân. So với BLLĐ năm 2012 thì thẩm quyền giải quyết TCLĐ của Bộ luật Lao động năm2019 được bổ sung thêm Hội đồng trọng tài lao động vào chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐCN. Theo đó, từ ngày 01/01/2021, thêm lựa chọn cho NLĐ và NSDLĐ về chủ thể giải quyết tranh chấp, NLĐ và NSDLĐ có thể thỏa thuận về việc lựa chọn giải quyết TCLĐ thông qua Hội đồng trọng tài lao động.5
2.1.4.1. Giải quyết tranh chấp lao động bằng Hòa giải viên lao động
Hịa giải viên lao động là người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động (Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động), do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải TCLĐ, tranh chấp về HĐ đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Thời hiệu yêu cầu hòa giải là sáu tháng kể từ ngày có hành vi vi phạm. Như vậy, thời hạn này vẫn được giữ nguyên như trong quy định ủa Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên, nếu người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác mà khơng thể u cầu đúng thời hạn
thì thời gian có sự kiện đó khơng tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐCN. Đây là quy định mới so với Bộ luật Lao động năm 2012, tạo điều kiện để bên bị vi phạm bảo vệ tốt quyền lợi của mình. Tuy nhiên, có một câu hỏi cần được đặt ra là khi hết thời hạn mà một bên mới u cầu hịa giải thì, Hịa giải viên lao động có giải quyết khơng. BLLĐ năm 2019 khơng có câu trả lời. Theo quan điểm của học viên, trường hợp luật chuyên ngành (BLLĐ) khơng có quy định thì áp dụng quyđịnh của luật chung (BLDS). Theo Điều 149 BLDS năm 2015 thì quyền viện dẫn thời hiệu khơng cịn thuộc về tòa án nữa mà thuộc về các bên. Nói cách khác, khi đã hết thời hiệu nhưng một bên vẫn khởi kiện thì Tịa án khơng thể viện dẫn thời hiệu để từ chối thụ lý. Quyền viện dẫn thuộc về bên còn lại trong tranh chấp.Nếu bên đó khơng viện dẫn thời hiệu thì Tịa án vẫn thụ lý và xét xử. Còn nếu bên đó viện dẫn thời hiệu thì tịa án sẽ xem xét vụ việc đó cịn thời hiệu để xét xử hay không. Học viên cho rằng nên áp dụng các quy định này trong lĩnh vực lao động.
Hòa giải viên lao động có thẩm quyền hịa giải hầu hết các TCLĐ, trừ một số loại tranh chấp đặc biệt như xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ, bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ, về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ...
Quyền quyết định trong phiên họp hòa giải là của các bên tranh chấp, Hịa giải viên lao động chỉ đóng vai trị trung gian, hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Kết quả của phiên hịa giải thành khơng phải là kết quả giải quyết cuối cùng, khơng mang tính pháp lý bắt buộc các bên thực hiện. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hịa giải thành thì bên kia có quyền u cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Tác giả cho rằng quy định này không hợp lý. Theo tác giả, cần ghi nhận giá trị pháp lý cao hơn cho quyết định hòa giải thành. Cụ thể theo tác giả quyết định hịa giải thành phải có tính cưỡng chế thi hành như quyết định của tịa án. Có như vậy thì hịa giải mới có hiệu quả cao hơn trong thực tế.
Đối với những trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hịa giải viên lao động khơng tiến hành hòa giải hoặc hòa giải khơng thành thì các bên tranh chấp có quyền u cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.p
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng hịa giải viên lao động mục đích đem lại hiệu quả trong việc khuyến khích các bên tranh chấp tự tiến hành hịa giải, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng thương lượng, đồng thời thủ tục này cũng được xem như là một giải pháp nhằm giảm tải số lượng vụ án về TCLĐ theo con đường tố tụng tại Tòa án.
2.1.4.2. Giải quyết tranh chấp lao động bằng Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, gồm ít nhất 15 trọng tài viên. Quy định về Hội đồng trọng tài lao động trong BLLĐ 2019 cũng có nhiều điểm mới so vớiBLLĐ 2012. Cụ thể, số lượng thành viên của Hội đồng tăng từ “khơng q 7 người” lên “ít nhất 15 người”. Theo khoản 2 Điều 185 BLLĐ 2019, số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể phải có tối thiểu 5 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh; tối thiểu 5 thành viên do cơng đồn cấp tỉnh đề cử; và tối thiểu 5 thành viên do các tổ chức đại diện của NSDLĐ trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử. Bộ luật Lao động năm 2012 đã có quy định về Hội đồng trọng tài lao động là chủ thể giải quyết TCLĐ tập thể, BLLĐ năm 2019 đã trao thêm quyền giải quyết TCLĐ cho Hội đồng trọng tài lao động. Do đó, thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động tại Điều BLLĐ 2019 là quy định hoàn toàn mới.1
Về nguyên tắc, các TCLĐ phải được giải quyết thơng qua thủ tục hịa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải
quyết, trừ các TCLĐ không bắt buộc phải được giải quyết thơng qua thủ tục hịa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019. Trong trường hợp khơng bắt buộc phải hịa giải, hoặc hịa giải khơng thành, hoặc hịa giải viên khơng tiến hành hịa giải, thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết TCLĐ là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (khoản 2 Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019). Hết thời hạn trên thì các bên có u cầu, Hội đồng trọng tài lao động cũng khơng có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, nếu người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác mà khơng thể u cầuđúng thời hạn thì thời gian có sự kiện đó khơng tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐCN. Về điểm này, tác giả cũng có cùng nhận xét và khuyến nghị như thời hiệu đốivới hòa giải, tức là nên áp dụng các quy định của BLDS về quyền viện dẫn thời hiệu.
Việc yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp phải trên cơ sở đồng thuận của các bên tranh chấp; nếu chỉ một bên gửi yêu cầu giải quyết TCLĐ đến Hội đồng trọng tài lao động, bên cịn lại gửi u cầu đến Tịa án thì Hội đồng trọng tài lao động khơng có quyền giải quyết. Mặt khác, một vụ tranh chấp trong cùng một thời điểm chỉ có một cơ quan giải quyết nên các bên tranh chấp không được yêu cầu đồng thời Hội đồng đồng trọng tài và Tòa án cùng giải quyết tranh chấp.
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐ đã được mở rộng hơn so với BLLĐ năm 2012. Việc BLLĐ năm 2019 quy định bổ sung chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐ là Hội đồng trọng tài lao độngđược đánh giá là giúp cho các bên tranh chấp có thêm sự lựa chọn. Chính sự đa dạng này có thể sẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp các bên tranh chấp, đặc biệt là NLĐ. Ngoài ra, BLLĐ năm 2019 còn bổ sung các quy định về điều kiện, thủ tục giải quyết TCLĐ của Hội đồng trọng tài lao động. Các quy định bổ sung này giúp cho việc áp dụng trong thực tế thuận lợi và dễ dàng hơn.
2.1.4.3. Giải quyết TCLĐ bằng Tòa án
Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước có nhiệm vụ xét xử các TCLĐ để để bảo vệ quyền con người, quyền tài sản, quyền lao động của cơng dân. Để có cơ sở pháp lý cho Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc bảo vệ quyền có việc làm, bảo vệ quyền và lợi ích củaNLĐ và NSDLĐ, pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định Tịa án nhân dân có quyền thụ lý và giải quyết TCLĐ để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc TCLĐ của Tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án.
Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền của Tòa án tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa ánvới Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài, xác định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Để xác định một tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì cần xác định thẩm quyền củaTịa án theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.Khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải viên laođộng và Hội đồng trọng tài, việc giải quyết tranh chấp tại Tịa án thơng qua hai cấp xét xử. Một tranh chấp được giải quyết ở cấp sơ thẩm nếu một trong các đương sựkhơng đồng ý được quyền kháng cáo u cầu Tịa án cấp phúc thẩm giải quyết (trừ quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự). Bản án, quyết định của Tịa án cấp phúc thẩm có hiệu lực bắt buộc thi hành và các bên phải tuân theo; nếu một bênkhơng tự nguyện thi hành thì các bên cịn lại được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Ngoài ra, bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật có thể xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Mặc dù phương thức giải quyết TCLĐ thông qua hoạt động xét xử của Tòa án mang giá trị pháp lý cao nhưng giải quyết TCLĐ tại Tồ án cũng có nhiều hạn chế. Đó là thủ tục phức tạp,thời gian kéo dài, tốn kém thời gian và tiền bạc của các đương sự, gây sự căng thẳng trong quan hệ lao động sau khi giải quyết TCLĐ.
2.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết lao động cá nhân tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả