Xác định tính chọn lọc/đặc hiệu:

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình xác định hàm lượng acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột qua chế biến ở nhiệt độ cao bằng phương pháp lcmsms (Trang 34 - 35)

Để xác định tính đặc hiệu/chọn lọc của phương pháp định tính, định lượng cần bố

trí các thí nghiệm như sau:

- Phân tích các mẫu trắng, lặp lại tối thiểu 6 lần đối với từng loại nền mẫu. Mẫu trắng phải không được cho tín hiệu phân tích. Nếu mẫu trắng xuất hiện tín hiệu thì cần phải thay đổi phương pháp để loại trừ các ảnh hưởng. - Phân tích mẫu thử hoặc mẫu trắng thêm chuẩn ở hàm lượng gần LOQ, lặp

lại tối thiểu 6 lần. So sánh kết quả với mẫu trắng, phải cho tín hiệu chất cần phân tích.

- Phân tích mẫu không có chất phân tích nhưng có chất cấu trúc tương tự

chất phân tích (nếu có): Phải cho kết quả âm tính (đối với phương pháp

định tính) và không được ảnh hưởng đến kết quảđịnh lượng của chất phân tích (đối với phương pháp định lượng).

- Trong trường hợp những chỉ tiêu phân tích không thể có mẫu trắng (sample blank) để xác định tính chọn lọc/đặc hiệu, có thể thực hiện các thí nghiệm trên các mẫu trắng thuốc thử (reagent blank), tức là thực hiện phân tích các bước tương tự như khi phân tích mẫu nhưng không có mẫu thử.

- Sắc ký khối phổ

Sử dụng phương pháp xác nhận (confirmation method) là một cách rất tốt

để đảm bảo tính đặc hiệu của phương pháp. Hội đồng châu Âu quy định cách tính điểm IP (điểm nhận dạng – identification point) đối với các phương pháp khác nhau để khẳng định chắc chắn sự có mặt của một chất. Cách tính điểm IP đối với các kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ khác nhau được quy định theo bảng 2.4

Bảng 2.4: Sốđiểm IP đạt được đối với các kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ

Thiết bị Số ion Sốđiểm IP LC-MS/MS 1 ion mẹ, 2 ion con 4 (1 + 2 x 1.5) LC-MS/MS/MS 1 ion mẹ, 1 ion con, 2

ion cháu

5.5 (1 + 1 + 2 x 1.5)

Đối với mẫu dương tính thực hiện đánh giá tỉ lệ ion phụ so với ion chính theo bảng 2.5

Bảng 2.5: Qui định tỉ lệ ion phụ so với ion chính theo 2002/657/EC

Tỉ lệ ion phụ (% so với ion chính) Giới hạn sai lệch cho phép trên LC-MSn >50% ± 20% >20% - 50% ± 25% >10% - 20% ± 30% ≤ 10% ± 50% 2.3.4.2. Xác định khoảng tuyến tính:

- Bao gồm đường chuẩn sử dụng cho việc định lượng

- Bao phủ từ 0 – 150% hoặc từ 50% - 150% nồng độ quan tâm hoặc nồng

độ thường gặp phải (MRPLs, PLs)

- Nên lặp lại ít nhất 2 lần hoặc hơn khi thực hiện xác định khoảng tuyến tính nhằm thể hiện tính ngẫu nhiên trong phân tích

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình xác định hàm lượng acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột qua chế biến ở nhiệt độ cao bằng phương pháp lcmsms (Trang 34 - 35)