Khảo sát các thông số khối phổ:

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình xác định hàm lượng acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột qua chế biến ở nhiệt độ cao bằng phương pháp lcmsms (Trang 29)

Nguồn ion hoá:

Để tạo được ion ổn định trong phân tích acrylamide 2 kỹ thuật ESI và APCI đều có thể sử dụng do acrylamide không bền nhiệt, phân cực (thích hợp khi sử dụng ESI) và có khối lượng phân tử nhỏ (thích hợp khi sử dụng APCI). Tham khảo từ

các nghiên cứu [16], [24], [25], [27], [36], [38], [42] chúng tôi chọn ESI + làm kỹ thuật ion hoá.

Tối ưu nguồn ion hoá và hệ thống MS/MS: [4]

Dùng chương trình tự động có trong phần mềm Analyst 1.5 để tối ưu hoá các thông số của hệ thống (Compound Optimization, FIA Optimazation of ion source)

* Compound Optimizationtối ưu hoá hợp chất xác định trên khối phổ

- Nhận danh ion mẹ và ion con (Q1 Scan và Product ion scan)

Tiêm trực tiếp chuẩn Acrylamide (AA) 100µg/l và Acrylamide-D3 (AAD3) 100µg/l vào buồng ion hoá, không qua cột sắc ký để nhận danh

thông qua tỉ lệ m/z để tìm mảnh mẹ (Q1 scan) và mảnh con (Product ion scan)

- Tối ưu hoá các thông số khối phổ (Optimization of MS parameters): Tiêm trực tiếp chuẩn AA và AAD3 nồng độ 100 µg/l vào đầu dò khối phổ bằng bơm syringe pump (chếđộ infusion) tốc độ 0.7 µl/phút

Tìm thế tạo ion mẹ DP:

Sử dụng kiểu chạy “Q1 MS” để xác định thế tạo ion DP. Khảo sát theo thế

mặc định trong phần mềm (5V – 200V), bước nhảy (step) cố định: 5V. Chọn thế cho ra cường độ tín hiệu (intensity) của ion mẹ cao nhất.

Tìm năng lượng phân mảnh ion CE:

Sử dụng kiểu chạy “product ion” để xác định năng lượng phân mảnh ion CE. Khảo sát theo thế mặc định trong phần mềm, bước nhảy (step) cố định: 5V. Chọn năng lượng cho ra cường độ tín hiệu của ion con là cao nhất.

* FIA Optimazation of ion source – Tối ưu hoá nguồn tạo ion bằng kỹ thuật phân tích tiêm dòng

Tiêm chuẩn AA, AAD3 nồng độ 100 µg/l và dung môi pha động vào đầu dò khối phổ bằng bộ tiêm mẫu tựđộng và bơm LC

Bảng 2.3: Các thông số khảo sát của nguồn ion hoá bằng kỹ thuật FIA

Thông số Giá trị khảo sát

Khí va đập – Collision Gas (CAD) (psi) 3; 4; 5;6 Khí làm sạch – Curtain Gas (CUR) (psi) 10; 15;20 Khí phun sương – Neb. Gas (GS1) (psi) 30; 35; 40; 45 Khí bay hơi dung môi – Turbo Gas (GS2) (psi) 30; 35; 40; 45 Thế ion hoá – Ion Spray Voltage (IS) (V) 1500 - 5500 Nhiệt độ khí làm khô – Temperature (TEM) (oC) 400 – 700 * Chọn thông số tối ưu và nhập vào phương pháp chạy.

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình xác định hàm lượng acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột qua chế biến ở nhiệt độ cao bằng phương pháp lcmsms (Trang 29)