CHƢƠNG 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm lâm sàng, sinh hóa của bệnh sarcom xương
4.1.2. Thời gian diễn biến bệnh và dấu hiệu lâm sàng
Thời gian biểu hiện triệu chứng trung bình là 5,9 tháng với số ca có diễn biến trong vịng 6 tháng là 87%. Số ca diễn biến trên 6 tháng là 13%. Kết quả ngày cao hơn của Trần Văn Cơng là 2,5 tháng74. Nhưng tính chung nhóm biểu hiện trong vịng 6 tháng thì số liệu tương tự nghiên cứu của chúng tôi (89,4%). Kết quả của Nguyễn Phi Hùng103 cho thấy thời gian có biểu hiện bệnh đến khi được chẩn đoán từ 1-3 tháng chiếm 50%, từ 4-6 tháng chiếm 28,3%, diễn biến trên 6 tháng là 21,6%. Điều này chứng tỏ sarcom xương có diễn biến bệnh nhanh, tương ứng với khả năng di căn nhanh và sớm.
Triệu chứng lâm sàng đầu tiên phổ biến nhất là đau đơn thuần (38,2%). Nếu tính thêm cả triệu chứng đau kềm sưng nề thì số người bệnh có biểu hiện đau là 70,8%. Chỉ 26,8% người bệnh phát hiện bệnh do sờ thấy u.
Trần Văn Công74 cũng ghi nhận dấu hiệu đau chiếm 82,1%, trong đó đau đơn thuần là 44,2%, đau phối hợp với sưng nề là 37,9%. Chỉ 12,6% người bệnh phát hiện khối u từ đầu. Võ Tiến Minh83 lại ghi nhận triệu chứng đau đơn thuần chỉ chiếm 27,9%. Trong khi dấu hiệu đau kèm theo phát hiện khối u là 40% và sờ thấy khối u đầu tiên chiếm 31%. Mặc dù tỷ lệ có giảm nhưng triệu chứng đau vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,9%.
Như vậy, những thiếu niên đang ở tuổi dậy thì mà có triệu chứng đau liên tục tại một điểm cố định trên xương thì nên đi khám và chụp X - quang xương. Do bệnh tiến triển nhanh nên nếu phát hiện kịp thời sẽ có cơ hội điều trị bệnh tốt hơn. Tránh hiện tượng nhầm lẫn với đau mỏi cơ năng ở tuổi dậy thì mà chậm trễ đi khám dẫn đến phát hiện muộn và mất cơ hội điều trị triệt để.