Diện tổn thương củ au trên xương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học sarcom xương nguyên phát theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2013 (FULL TEXT) (Trang 109 - 110)

CHƢƠNG 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số đặc điểm về chẩn đốn hình ảnh của u

4.2.3. Diện tổn thương củ au trên xương

Theo Pizzo114, u tại các xương dài xuất phát chủ yếu ở hành xương do tại đây có đĩa tăng trưởng. Tại vị trí này, xương có hoạt động phân chia mạnh nhất nên tích tụ những sai khác về di truyền nhiều nhất, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì khi các tế bào xương phân chia nhanh nhất. Còn trên người trưởng thành, u xương xuất hiện nhiều nhất ở phần giữa xương (hành hoặc thân xương) nhưng cũng có thể ở đầu xương108

.

Số liệu bảng 3.7 cho thấy phần lớn người bệnh có tổn thương xương diện rộng. U chiếm cả ba phần giải phẫu của xương có tỷ lệ cao nhất với 45,5%. Điều này phù hợp với bệnh cảnh chủ yếu sarcom xương độ cao và giai đoạn Enneking ở pha tiến triển. Nếu tính các diện tổn thương liên quan đến hành xương (vị trí hay gặp nhất theo lý thuyết) thì số trường hợp là 91,9%. Ngoài ra, dù hiếm gặp nhưng vẫn thấy 3/123 người bệnh có tổn thương đầu xương (2,4%) và 7/123 (5,7%) người bệnh chỉ tổn thương thân xương. Trong đó, 7 người bệnh tổn thương thân xương là các xương dẹt (xương chậu, xương hàm, xương cùng cụt) và xương đòn.

Theo Nguyễn Phi Hùng103, với 57 người bệnh sarcom xương trong nghiên cứu, 20/57 người bệnh (35,1%) có tổn thương từ 2 vị trí giải phẫu trở lên. Nếu tính các trường hợp có tổn thương hành xương thì số người bệnh gặp là 52/57 người bệnh (chiếm 91,2%). Trong số này, có 3/57 người bệnh (5,3%) chỉ tổn thương thân xương chày. Tác giả nhận thấy rằng sarcom xương có thể

xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của xương, nhưng hay gặp nhất là hành xương. Các tổn thương phối hợp giữa các vùng có thể do u từ hành xương phát triển lan rộng chứ khơng phải ngun phát tại vị trí đó.

Như chúng ta đã biết, sarcom xương ở trẻ em thường phát sinh ở phần hành xương do tại đây có đĩa tăng trưởng114, đặc biệt là đầu xa xương đùi (chiếm 75% số ca trong một nghiên cứu cỡ lớn)4, hay ―gần gối – xa khuỷu‖13

. Ở tuổi nhỏ, đĩa tăng trưởng phát triển mạnh để xương dài ra nên hoạt động tạo xương diễn ra mạnh, là điều kiện để hình thành và tích tụ các sai khác trong quá trình phân chia di truyền.

Khi tuổi càng cao thì vị trí xuất hiện u càng đa dạng hơn, tổn thương xương rộng hơn do u xuất hiện sau tổn thương xạ hoặc các bất thường trước đó của xương4,107,108

. Ví dụ ở nhóm từ 25 đến 59 tuổi, mặc dù chi dưới vẫn là vị trí có nhiều sarcom xương nhất (43%) nhưng phân bố rộng hơn với xương chậu chiếm 17%, xương sọ và xương mặt chiếm 14%, xương dài chi trên chiếm 10%, xương hàm chiếm 10%. Với nhóm người bệnh lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), ngoài xương dài chi dưới hay gặp nhất với 27% thì vị trí hay gặp thứ hai lại là xương chậu với 19%. Các xương ngắn, xương cột sống và đặc biệt là các vị trí khơng phải xương chiếm tỷ lệ đáng kể (18% so với <1% ở nhóm dưới 25 tuổi)4

.

4.3. Một số đặc điểm về mô bệnh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học sarcom xương nguyên phát theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2013 (FULL TEXT) (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)