5. Bố cục đề tài
3.2.1. Quá trình giao kết hợp đồng
a. Căn cứ giao kết hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng thì cơng ty ln chú ý đến các căn cứ của hợp đồng để hợp đồng được ký đúng với quy định của pháp luật. Các căn cứ để công ty giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn.
- Căn cứ pháp lý:
+ Đối với các hợp đồng được giao kết sau khi Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 có hiệu lực (từ ngày 01/01/2006) thì sẽ căn cứ vào quy định trong hai luật này khi giao kết hợp đồng.
- Căn cứ thực tiễn: Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá bên cạnh những căn cứ về pháp lý, cơng ty cịn dựa vào căn cứ thực tiễn. Đó là định hướng của Nhà nước, nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, đặc biệt là khả năng thực hiện hợp đồng của công ty.
b. Chủ thể giao kết hợp đồng
Về chủ thể giao kết hợp đồng, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ cơng ty thì người giao kết hợp đồng trong cơng ty là tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của cơng ty, hoặc cũng có thể là phó tổng giám đốc cơng ty trong trường hợp tổng giám đốc ủy quyền cho phó tổng giám đốc. Cụ thể tại cơng ty thì người ký kết các hợp đồng là Tổng giám đốc công ty, ông Lê Thanh Khương.
c. Nội dung của hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng: Tùy từng mục đích và từng loại hợp đồng cụ thể mà đối tượng của hợp đồng trong từng loại hợp đồng là khác nhau. Các sản phẩm mà công ty tiến hành mua bán là các loại vật liệu xây dưng ( sắt thép, xi măng, cát đá ), các loại máy mọc phục vụ thi cơng cơng trình, hệ thống tủ điện, dây cáp điện, máy biến áp phục vụ cho các cơng trình có nhu cầu sử dụng điện lớn.
- Chất lượng của hàng hóa: Quy cách, chất lượng của hàng hóa cũng được đưa vào trong hợp đồng để hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra. Theo các hợp đồng mua bán của công ty, chất lượng của hàng hóa được quy định là các sản phẩm có chất lượng phù hợp, có thơng số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu đặt hàng, nhu cầu sử dụng của công ty và đối tác.
- Giá cả của hàng hóa: theo sự thỏa thuận của các bên tùy từng thời điểm giao nhận hàng (thông qua báo giá hoặc xác nhận đơn hàng), thể hiện trên hóa đơn tài chính mà cơng ty giao cho bên mua.
- Địa điểm, thời gian giao nhận và phương tiện vận chuyển hàng hóa: Tùy theo từng hợp đồng mà địa điểm và thời gian giao nhận được ghi khác nhau, căn cứ vào tính chất của hàng hóa và điều kiện của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Thơng thường thì hàng hóa sẽ được giao tại kho bãi của bên mua tại thời điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
20
- Phương thức thanh tốn: Hình thức thanh tốn thường thỏa thuận giữa Cơng ty và bạn hàng là bằng chuyển khoản hoặc bằng ủy nhiệm chi.
d. Hình thức của hợp đồng
Các loại hợp đồng chủ yếu mà công ty ký kết là hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó cơng ty sẽ cung cấp các thiết bị điện, và hợp đồng thi cơng lắp đặt trọn gói để bàn giao cho khách hàng. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tùy theo tính chất của từng hợp đồng mà các chủ thể có thể lựa chọn các hình thức khác nhau. Đối với cơng ty, để đảm bảo nâng cao độ xác thực của nội dung cam kết, đồng thời đảm bảo sẽ là bằng chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng mua bán hàng hóa mà cơng ty và đối tác ký kết chủ yếu sử dụng hình thức ký kết là ký kết bằng văn bản.
Có hai loại hình ký kết hợp đồng được cơng ty sử dụng chủ yếu: ký trực tiếp và ký gián tiếp. Ký trực tiếp là việc ký kết hợp đồng được thực hiện bởi sự có mặt và ký trực tiếp của hai bên vào hợp đồng, còn ký gián tiếp là hợp đồng được coi như đã giao kết kể từ thời điểm lời chào hàng hoặc đơn đặt hàng đã được chấp nhận. Công ty thường thực hiện ký trực tiếp đối với đối tác mới, còn đối với những đối tác cơng ty đã có mối quan hệ làm ăn, hợp tác lâu dài thì loại hình ký gián tiếp được cơng ty sử dụng chủ yếu