5. Bố cục đề tài
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIAO
3.4.3. Nghiên cứu, thành lập ban pháp chế công ty
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp là bộ phận có vai trị đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật, từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Đồng thời nhân viên pháp chế còn phải là những nhà tư vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và linh hoạt nhất.
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như : Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh, thẩm định các dự thảo thỏa thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sở hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp, soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo cập nhập thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về
26
tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ,… tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra. Do đó cơng ty cần thiết phải có một bộ phận pháp chế có thể giúp người lãnh đạo những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật và là đầu mối quan hệ với các bộ phận khác trong công ty cũng như các cơ quan đơn vị ngồi cơng ty. Các doanh nghiệp khi đã xây dựng được đội ngũ pháp chế vững mạnh thì những cuộc đàm phán với đối tác mà đặc biệt là đối tác nước ngồi sẽ khơng cịn đáng lo ngại. Các hoạt động nội bộ doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh luôn nằm trong sự đảm bảo an toàn về pháp lý. Ngoài ra khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng, việc xảy ra tranh chấp là không thể tránh khỏi, khi đó ban pháp chế sẽ soạn thảo văn bản đề nghị, đúng ra thương thảo giải quyết vấn đề hợp đồng và thực hiện việc khởi kiện ra Tòa để giải quyết tranh chấp trong trường hợp cần thiết.
Việc hiện tại cơng ty chỉ có 01 cán bộ pháp chế nằm trong biên chế của Ban quản lý dự án là không thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt đối với một cơng ty có quy mơ lớn như Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo là chủ đầu tư của các dự án thủy điện lớn. Việc giao kết, thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn trong lĩnh vực thi cơng xây dưng địi hỏi cần phải có đội ngũ pháp chế chất lượn và nhiều kinh nghiệm.
Khi thành lập ban pháp chế cần phải đặt ra yêu cầu tuyển dụng cao. Theo đó, cần phải tuyển dụng và bổ nhiệm trưởng ban pháp chế là một luật sư chất lượng, người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tranh tụng, tư vấn pháp lý, đặc biệt là tư vấn pháp lý trong lĩnh vực xây dựng. Nhân sự ban pháp lý phải là những người được đào tạo luật chuyên nghành bài bản, ưu tiên tuyển dụng đã hoạt động tại văn phịng luật, cơng ty luật và các vị trí tương tự.