5. Bố cục đề tài
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIAO
3.4.4. Xây dựng hoàn thiện các thỏa thuận và lưu ý trong việc giao kết, thực hiện hợp
hợp đồng mua bán hàng hóa
Sau khi nghiên cứu các hợp đồng của công ty cũng như các quy định của pháp luật quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa, tác giả xin đưa ra một số lưu ý và một vài điều khoản mẫu trong hợp đầu mua bán hàng hóa như sau:
❖ Các lưu ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hình thức của hợp đồng
Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định hợp đồng có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên cần phải chú ý về việc sử dụng ngơn ngữ trong hợp đồng, theo đó ngơn ngữ trong hợp đồng phải rõ ràng, mạch lạc, cần sử dụng các thuật ngữ chuyên nghành, thông dụng, tránh những từ chứa hàm ý dễ hiểu nhầm, hiểu sai hoặc sai chính tả dẫn đến sai nghĩa. Việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, kém linh hoạt sẽ dẫn tới các rủi ro tiềm ẩn trong khi thực hiện hợp đồng đặc biệt khi xẩy ra tranh chấp.
27
- Nội dung của hợp đồng
Cần phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực để soạn thảo ra các điều khoản, thỏa thuận chi tiết, chặt chẽ đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Theo đó cần chú ý đến một số điều khoản sau:
+ Các điều khoản về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong hợp đồng: Cần thể hiện trong hợp đồng rõ ràng, cụ thể về điều khoản bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cần phải xác định rõ hợp đồng của các bên chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp luật nào.
+ Quy định thời gian cụ thể trong từng hoạt động: Trong một số điều khoản thanh toán, bất khả kháng cần phải quy định rõ ràng về thời gian, cần quy định cụ thể sau bao nhiêu ngày bên chịu ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên kia.
❖ Một số điều khoản mẫu:
- Bồi thường thiệt hại:
+ Nếu bất kỳ bên nào trong Hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khơng đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định hợp đồng này và/ hoặc quy định pháp luật dẫn đến việc gây thiệt hại cho bên cịn lại. Bên vi phạm có nghĩa vụ bồi thường tồn bộ giá trị thiệt hại đó cho bên bị hại.
+ Bên bị thiệt hại từ hành vi vi phạm của bên kia có quyền khấu trừ trực tiếp số tiền bồi thường thiệt hại từ các khoản tiền bảo lãnh, tạm ứng trong hợp đồng để bồi thường cho bất kỳ thiệt hại hoặc mất mát phát sinh do hành vi vi phạm thỏa thuận của bên vi phạm trong hợp đồng.
- Phạt vi phạm:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có một, một số, tồn bộ hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì bên đó có trách nhiệm nộp phạt một khoản phạt vi phạm cho Bên bị vi phạm giá trị khoản phạt vi phạm được tính bằng …% giá trị toàn bộ hợp đồng/ phần hợp đồng bị vi phạm.
- Rủi ro và bất khả kháng
+ Bất khả kháng có nghĩa là một sự kiện ngồi tầm kiểm sốt của hai bên, không liên quan đến sự sai phạm của hai bên và không thể thấy hoặc biết trước được và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng một trong hai bên.
+ Không bên nào phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại phát sinh của bên cịn lại (nếu có) nếu như sự chậm trễ trong việc thực hiện hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ theo hợp đồng là do một sự kiện bất khả kháng gây ra.
+ Bất kỳ bên nào rơi vào trường hợp bất khả kháng phải thông báo ngay bằng văn bản (fax, email, điện tín, thư đảm bảo…) cho bên còn lại trong vòng 48h kker từ ngày xảy ra bất khả kháng về điều kiện và nguyên nhân gây ra. Bên gặp bất khả kháng phải tiếp tục tìm mọi biện pháp khắc phục hậu quả để tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.
+ Bên bị ảnh hưởng bởi bất khả kháng có nghĩa vụ phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
28
+ Nếu thời gian xảy ra tình trạng bất khả kháng kéo dài quá nhiều ngày thì bất kỳ bên nào cũng có quyền xin chấm dứt hợp đồng sau khi đã hồn tất các nghĩa vụ có liên quan.
29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua chương 3 tác giả đã nêu ra một số thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa. Và tác giả cũng nêu ra được thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo, những kết quả đã đạt được cũng như những những khó khăn, hạn chế trong q trình soạn thảo ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty. Trong đó yêu cầu nâng cao năng lực nhân sự, nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu
thành lập ban pháp chế cơng ty, xây dựng hồn thiện các thỏa thuận và lưu ý trong việc giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
30
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng xu hướng tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ, với việc Việt Nam đã gia nhập WTO mở ra nhiều bạn hàng mới, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra sơi nổi và đa dang hơn. Cùng với việc mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam chịu sự tác động của nền kinh tế các nước trong khu vực cũng như nền kinh tế thế giới ngày càng nhiều. Do đó các doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thì trước hết phải tạo uy tín của mình ở trong nước mà ở đó có mua bán hàng hóa là hoạt động khơng thể thiếu của các doanh nghiệp và cần phải có những biện pháp để trang bị và nâng cao kiến thức pháp luật cho mình để việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đạt hiệu quả và lợi ích cao nhất. Chính vì thế hợp đồng mua bán hàng hóa đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu được đối với các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa. Nó cũng là cơng cụ quan trọng để nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.
Đề tài “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo” đã phân tích những
điểm chính của chế định về hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp khi áp dụng các quy định đó, và các kiến nghị nhằm giúp cơng ty hồn thiện hơn nữa việc thực hiện các quy định của pháp luật, giúp pháp luật thực sự đi sâu, đi sát với tình hình
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
[1] Bộ luật Dân sự 2015, Quốc hội khóa XIII, ban hành ngày 24/11/2015.
[2] Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13, Quốc hội khóa XIII, ban hành ngày 25/11/2015.
[3] Luật Thương mại 2005, Quốc hội khóa XI, ban hành ngày 14/06/2005.
[4] Luật Trọng tài Thương mại 2010, Quốc hội khóa XII, ban hành ngày 17/06/2010.
Giáo trình và sách tham khảo
[1] Giáo trình Luật thương mại (tập 1&2), Trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Tư pháp 2021, Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý & TS. Nguyễn Thị Dung.
[2] Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1&2), Trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân, Chủ biên: PGS.TS. Đinh Văn Thanh & TS. Nguyễn Minh Tuấn.
GIẤY XÁC NHẬN
HỒN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP, KHỐ LUẬN, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: ........................................................................................................... Lớp: ...…………………………………Mã sinh viên: ....................................................... Xác nhận sinh viên……………………………… đã chỉnh sửa báo cáo tốt nghiệp/khoá luận/đồ án theo ý kiến của Giảng viên hướng dẫn và Hội đồng đánh giá.
Tên báo cáo/khoá luận/đồ án tốt nghiệp: ............................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
Kon tum, ngày tháng năm