NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo (Trang 28 - 31)

5. Bố cục đề tài

3.3. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA

BÁN HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THỦY ĐIỆN ĐỨC BẢO

3.3.1. Những kết quả đã đạt được

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, đặc biệt là việc Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 ra đời và có hiệu lực, mơi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước cũng như nước ngồi, và Cơng ty cổ phần đầu tư thủy điện

22

Đức Bảo cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Được thành lập khi thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, công ty chủ yếu cung cấp thiết bị cho các cơng trình do Nhà nước đầu tư, cho đến nay công ty đã chủ động hồn thiện nội lực, có được những thành tựu đáng kể, thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Cơng ty có một đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình, giỏi chun mơn: Cơng ty đã có sự kết hợp giữa đội ngũ công nhân viên trẻ năng động nhiệt tình với những nhân viên giàu kinh nghiệm. Việc này chính là do cơng ty có một ban lãnh đạo có năng lực, khả năng tổ chức tốt đã sắp xếp phân cơng bố trí các nhân viên vào những cơng việc phù hợp, để từ đó họ có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng và nhất quán từ việc soạn thảo các điều khoản khi giao kết đến khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong cơng ty. Cơng ty có chế độ khen thưởng, mức lương cũng như chế độ kỷ luật rất công bằng, giúp cho cơng ty có được đội ngũ lãnh đạo và nhân viên làm việc nghiêm túc, tôn trọng và tuân thủ đúng quy chế làm việc.

- Cơng ty có một cơ cấu tổ chức hợp lý, đơn giản nhưng khoa học và hoạt động có hiệu quả đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình ký kết hợp đồng cũng như việc đảm bảo thực hiện đúng các hợp đồng mua bán hàng hố mà cơng ty đã ký kết.

- Cơng ty ln có những sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng, cập nhật các công nghệ mới trên thế giới nhằm đáp ứng mọi yêu cầu dù là của khách hàng khó tính. Điều này tạo nên uy tín cho cơng ty giúp cho cơng ty có lượng bạn hàng lớn, do đó mà số hợp đồng được giao kết và thực hiện ngày càng tăng lên. Hơn nữa, việc đảm bảo chất lượng hàng hóa tại cơng ty cũng ln được chú trọng, điều này tăng lên uy tín của cơng ty với bên khách hàng. Công ty thường tiến hành công việc kiểm tra hàng hóa trước khi xuất ra khỏi kho để giao cho khách hàng. Chính nhờ việc ln chú trọng đến vấn đề kiểm tra chất lượng hàng hóa trong q trình thực hiện hợp đồng mà công ty đã tiến hành giao kết được những hợp đồng có giá trị lớn.

3.3.2. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo

Dù cơng ty có một đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, chuyên nghiệp nhưng chủ yếu tập trung vào chuyên môn kỹ thuật hoặc nghiệp vụ kinh doanh, marketing, mặc dù đã có được những thành tựu trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng bên cạnh đó cịn tồn tại những hạn chế và bất cập mà Công ty cần phải xem xét, nghiên cứu để hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty đạt được kết quả cao hơn.

- Hạn chế về quy định của pháp luật:

Công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam thời gian gần đây được đẩy mạnh, các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ xung thường xuyên, tạo môi trường pháp lý thân hiện hơn với các doanh nghiệp, phù hợp hơn với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà công cuộc này mang lại thì nó cũng tác đọng đến các doanh nghiệp theo hướng tiêu cực và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

23

Các văn bản hướng dẫn, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quá nhiều, dẫn chiếu từ nhiều nguồn dẫn đến sự lúng túng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật khi giao kết hợp đồng. Hiện nay mặc dù từng lĩnh vực đều có Luật và các văn bản dưới luật quy định, hướng dẫn về việc giao kết hợp đồng nhưng đều dựa trên luật gốc là Bộ luật Dân sự 2015. Kéo theo đó là việc giao kết hợp đồng phải dẫn chiếu tới rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mặc dù đã có những văn bản hướng dẫn đối với từng loại hợp đồng cụ thể, tuy nhiên số lượng cịn ít và chưa cụ thể rõ ràng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong khi giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp hợp đồng đặc biệt là hợp đồng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.

- Hạn chế từ phía cơng ty:

+ Hiện nay Cơng ty chỉ có một nhân viên pháp chế trực thuộc Ban quan lý dự án mà khơng có bộ phận pháp chế chuyên trách thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và không xứng với quy mô của công ty, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay ngày càng có nhiều hợp đồng có giá trị rất lớn. Bộ phận pháp chế khơng chỉ xem xét tính chặt chẽ, có căn cứ của hợp đồng và đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, Bộ phận pháp chế còn thực hiện các hoạt động như tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng, dự thảo thỏa thuận, soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của công ty.

+ Việc quy định chi tiết, chặt chẽ và áp dụng đúng pháp luật cho hợp đồng là việc đảm bảo cho hợp đồng được chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho cơng ty trong q trình thực hiện hợp đồng, tạo được uy tín với khách hàng. Tuy nhiên hầu hết trong các hợp đồng mà công ty ký kết thực hiện vẫn tồn tại những điều khoản còn sơ sài, chung chung, các điều khoản của hợp đồng cịn bị dập khn theo kinh nghiệm, thậm chí cịn thiếu đi một số điều khoản quan trọng cần thiết phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, không quy định về điều khoản phạt vi phạm.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 đều có quy định rằng, các bên có thể tự thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng tối đa không được vượt quá mức phạt quy định trong luật. Ngay cả trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có. Mặc dù đã được quy định rõ trong luật và hợp đồng mẫu tuy nhiên điều khoản này không hề được nhắc đến trong hợp đồng thường sử dụng của cơng ty là một thiếu sót. Vấn đề này xuất phát từ việc cán bộ, nhân viên trong khi soạn thảo hợp đồng đã không nghiên cứu kỹ về các quy định của pháp luật. Mặc dù đây không phải là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Tuy nhiên việc quy định điều khoản này sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của các bên cũng như tránh các tranh chấp phát sinh sau này.

Thứ hai, không quy định về điều khoản phạt do chậm thanh toán, giao hàng trong

hợp đồng và điều khoản bồi thường lãi do chậm thanh toán theo hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

24

Mặc dù điều khoản này quy định về trường hợp bất khả kháng xảy ra, tuy nhiên không làm rõ được khái niệm, bản chất của trường hợp bất khả kháng mà chỉ quy định mang tính chất liệt kê các trường hợp “được coi” là bất khả kháng và xuất hiện thuật ngữ “Các yếu tố bất khả kháng khác mà khi kí hợp đồng mà các bên chưa lường hết được”. Quy định như vậy là rất chung chung và sơ sài. Cần phải quy định rõ sự kiện bất khả kháng là những sự kiện nằm ngồi tầm kiểm sốt của hai bên và sự kiện đó phải ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các công việc thỏa thuận trong hợp đồng và các bên khi gặp phải sự kiện bất khả kháng cần phải chứng minh được sự kiện đó có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng việc.

Ví dụ: Đại dịch Covid 19 xẩy ra và khơng ai có thể lường trước được, nó ảnh

hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để sự kiện này được coi là bất khả kháng trong hợp đồng thì nó phải trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động trong hợp đồng.

Bên cạnh đó mặc dù có quy định về việc thông báo về bất khả kháng phải được thể hiện bằng văn bản gửi cho bên kia thay vì ấn định một con số cụ thể, rõ ràng về thời gian thì hợp đồng lại quy định “trong thời gian sớm nhất”.

Có thể nói rằng, những hạn chế, bất cập trên đã làm cho năng xuất lao động và doanh thu của cơng ty bị ảnh hưởng lớn đến q trình giao kết và thực hiện hợp đồng tại cơng ty. Vì vậy cơng ty cần phải đề ra những cách thức, phương hướng cụ thể để giải quyết những hạn chế, bất cập này một cách triệt để nhất nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Đức Bảo (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)