5. Bố cục đề tài
3.2.3. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp
Trong thực tế, việc vi phạm hợp đồng là điều khó tránh khỏi, cho dù đó là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Từ đó dẫn đến tranh chấp hợp đồng xảy ra. Theo quy định của pháp luật, khi có tranh chấp kinh doanh thương mại xảy ra, các bên có
21
quyền lựa chọn một trong các hình thức sau để giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Với mong muốn giữ quan hệ làm ăn, giữ bí mật kinh doanh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc..., công ty và đối tác thường lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, tự hịa giải, và nếu thương lượng, hịa giải khơng đạt kết quả thì khi thỏa thuận được với đối tác, công ty thường lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Cụ thể hợp đồng quy định như sau:
“Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên liên quan đến hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên trên cơ sở tơn trọng, bình đẳng và cùng có lợi. Trong trường hợp thương lượng khơng đạt kết quả, mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng đang ký kết sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này. Quyết định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là quyết định cuối cùng buộc các bên phải thực hiện. Mọi chi phí do bên thua chịu”.
Công ty và đối tác quy định rõ như vậy trong hợp đồng là để đảm bảo khi có tranh chấp phát sinh, điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị vô hiệu. Sở dĩ hai bên lựa chọn phương thức này là bởi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có một số ưu điểm nhất định so với hình thức giải quyết tranh chấp truyền thống là tòa án, các ưu điểm có thể kể ra đó là:
- Trọng tài có tính linh hoạt cao trong việc xác lập thủ tục tố tụng trọng tài, xét xử, thời hạn, địa điểm xét xử, địa điểm nghị án của trọng tài viên khi soạn thảo phán quyết.
- Tốc độ giải quyết tranh chấp nhanh, do trình tự tố tụng trọng tài được thực hiện nhanh hơn tòa án và có thể được giải quyết rất nhanh (trong vài tuần hay vài tháng nếu các bên đề nghị).
- Tính bảo mật cao hơn vì trọng tài tiến hành xét xử khơng cơng khai, chỉ có các bên tranh chấp mới nhận được bản sao chép phán quyết trọng tài. Đây là một thuận lợi lớn để bảo vệ uy tín và bí mật kinh doanh cho cơng ty.
- Chi phí giải quyết tranh chấp ít hơn tịa án: Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nhất định, công ty vẫn sử dụng cách giải quyết tranh chấp truyền thống, đó là thơng qua con đường tịa án. Đó là bởi phương thức này có tính cưỡng chế thi hành cao nhất, và khi thỏa thuận trọng tài giữa hai bên bị vô hiệu.