Tổ chức rà soát, đánh giá về các hộ nghèo, tăng cường các

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 60 - 65)

I. PHƯƠNG HƯỚNG.

1. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓ

1.10. Tổ chức rà soát, đánh giá về các hộ nghèo, tăng cường các

hoạt động tuyên truyền, thay đổi nhận thức, hành vi về xoá đói giảm

nghèo .

Đói nghèo, thoát nghèo, tái nghèo có mối liên hệ mật thiết với nhau

chính vì thế các con số có liên quan tới vấn về đói nghèo thường xuyên có sự

biến động do sự tác động của hàng loạt các yếu tố khác nhau. Thực tế này cho 5 http://72.14.235.104/search?q=cache:hBe8ezhMEt8J:sokhcn.baria- vungtau.gov.vn/news_detail.asp%3Fcat_id%3D125%26news_id%3D1332+%22xo%C3%A1+%C4%91%C3 %B3i+gi%E1%BA%A3m+ngh%C3%A8o%22+%2B+%22B%C3%A0+R%E1%BB%8Ba+- +V%C5%A9ng+T%C3%A0u%22&hl=vi&ct=clnk&cd=2&gl=vn

thấy thành tựu giảm nghèo còn thiếu tính bền vững điều này cũng dễ hiểu bởi xoá đói giảm nghèo không phải là công việc trong chốt lát. Do đó, trước khi

có bất kì một chương trình, mục tiêu nào cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo, để đảm bảo chính xác và hiệu quả việc tổ chức rà soát, đánh giá về các

hộ nghèo là hết sức cần thiết.

Thứ nhất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nên thiết lập một cơ sở dữ liệu về

tình hình xoá đói giảm nghèo tại các cấp. Cơ sở dữ liệu này sẽ thường xuyên

được cập nhật về mức độ biến động của tình hình xoá đói giảm nghèo, danh sách các hộ nghèo tại các địa phương, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đói nghèo và các giải pháp đã và đang được thực hiện. Do vậy, việc tổ chức đánh giá, rà soát lại các hộ nghèo và các vấn đề có liên quan tới tình hình đói

nghèo của các hộ là hết sức cần thiết để có những giải pháp xoá đói giảm

nghèo phù hợp với tình hình thực tiễn với các hộ nghèo, các xã nghèo.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao

nhận thức của các hộ nghèo để người dân tự ý thức, chủ động vươn lên xoá đói giảm nghèo. Hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo tăng cường năng lực tiếp cận

thông tin về xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Song song với việc

tổ chức triển khai rà soát đánh giá các hoạt động tuyên truyền về xoá đói giảm

nghèo cần được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức khác

nhau. Thực tế cho thấy nhiều hộ nghèo hiện nay sau nhiều năm dù đã nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của chính quyền và cộng đồng nhưng cũng

không thoát nghèo. Nguyên nhân chính của thực trạng này thể hiện ở chỗ người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước. Trong

những trường hợp như vậy việc tuyên truyền kết hợp với các biện pháp giáo

dục về tư tưởng để người nghèo nâng cao được ý thức, trách nhiệm, tự giác, chăm chỉ lao động vươn lên thoát nghèo là hết sức quan trọng. Đồng thời cần

xây dựng các phong trào xoá đói giảm nghèo mang tính chất cạnh tranh giữa

các hộ nghèo, tập trung hỗ trợ những hộ có quyết tâm, có cách làm phù hợp trước.

Thứ ba, tăng cường thực hiện các chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo, người yếu thế, người bị

rủi ro, nhất là ưu tiên cho phụ nữ có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất. Bên cạnh việc tạo điều kiện và hỗ trợ kịp thời về vốn, cần tăng cường các dự án xoá đói giảm

nghèo tập trung vào các lĩnh vực nâng cao năng lực, kiến thức xoá đói giảm

nghèo cho các nhóm xã hội này. Cần tạo điều kiện để họ tích cực tham gia

vào các hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phương từ đó tạo ra được những cơ

hội thoát nghèo. Ngoài ra, đối với các nhóm người tàn tật, người già cần đẩy

mạnh các chính sách về an sinh xã hội tại cơ sở.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo nghề tại chỗ cho người nghèo, chú trọng việc đào tạo công nhân kĩ thuật có trình độ cung cấp cho các khu công

nghiệp của tỉnh. Tính đến hết năm 2007, theo Sở Công nghiệp, Bà Rịa - Vũng

Tàu hiện có 9 khu công nghiệp và khoảng 23 cụm công nghiệp phân bố tại các địa phương trong tỉnh. Xét về mặt tiềm năng, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp và sớm trở thành một tỉnh công

nghiệp trước năm 2020. Do vậy, trong cơ cấu kinh tế hiện nay của Bà Rịa - Vũng Tàu nông nghiệp đang có xu hướng phát triển theo hướng chuyên canh, quá trình này dẫn tới sự dư thừa lao động từ nông nghiệp. Trong khi đó với sự

phát triển của các khu công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, Bà Rịa

- Vũng Tàu sẽ cần đến một lượng lớn lao động có trình độ tay nghề. Xuất phát

từ hai vấn đề này, ở góc độ xoá đói giảm nghèo đây là một trong những cơ hội

lớn để Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao

đời sống vật chất tinh thần của người dân. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề tại chỗ cho người dân trong đó chú trọng tới việc mở rộng đào tạo công nhân kĩ thuật để cung cấp cho các khu công nghiệp, các cụm công

nghiệp trên địa bàn tỉnh là một giải pháp phù hợp cùng lúc giải quyết được

nhiều vấn đề. Hiện nay, số lượng trường công nhân kĩ thuật tại Bà Rịa - Vũng

cao. Do vậy, trong thời gian tới ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển các trường đào tạo nghề, Bà Rịa - Vũng Tàu nên mở rộng chủ trương xã hội hoá

công tác đào tạo nghề bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia

việc đào tạo nghề cho người dân.

Thứ năm, hướng dẫn cách làm ăn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, huy động sự tham gia của chính những hộ giàu, khá trong địa phương giúp đỡ

kinh nghiệm cho các hộ nghèo. Thực tế cho thấy thiếu kiến thức, kĩ năng làm kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần dẫn tới tình trạng đói nghèo và khó thoát nghèo của người dân. Việc chú trọng nâng cao năng lực, chuyển giao kiến thức làm ăn cho người nghèo đã và đang được

quan tâm nhiều hơn trong các dự án xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc huy động năng lực, kiến thức của cộng đồng tại chỗ trong việc chia sẻ giúp người

nghèo thoát nghèo lại chưa được chú ý. Do đó, Bà Rịa - Vũng Tàu nên có những cơ chế để huy động sự tham gia của những hộ giàu, hộ khá tại cộng đồng không chỉ có thể hỗ trợ về vốn mà còn có sự giúp đỡ về kĩ thuật, cách làm ăn để các hộ nghèo có thể thoát nghèo. Trong các dự án về xoá đói giảm

nghèo cần đưa cộng đồng vào vị trí trọng tâm, các chính sách và hoạt động có

liên quan nên xoay quanh các vai trò và nhu cầu của cộng đồng. Nguyên tắc

này sẽ đảm bảo sự trao quyền cho cộng đồng và giúp cộng đồng có thể phát

huy hết khả năng của họ trong việc giải quyết các vấn đề tại địa phương trong

đó có xoá đói giảm nghèo.

1.11. Tăng cường cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội của

người nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới.

Mặc dù giáo dục và y tế, những ngành được coi có liên quan mật thiết đối với các vấn đề về an sinh xã hội ở Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh tuy nhiên nhìn chung vẫn có sự khác biệt đáng

kể giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc thụ hưởng các lợi ích từ hệ

những giải pháp để thực hiện công bằng xã hội giữa các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt trong việc hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo được tiếp cận với các

dịch vụ xã hội. Theo các chuyên gia của UNDP, người giàu vẫn là nhóm xã hội được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội ở

Việt Nam. Do đó, để góp phần thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển, Việt Nam cần quan tâm tới các giải pháp thúc đẩy an sinh xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng tới người nghèo. Đối với Bà Rịa - Vũng Tàu các giải pháp của vấn đề này nên tập trung vào một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội, đặc

biệt là hệ thống an sinh xã hội dành cho người nghèo. Trong đó cần đặc biệt

chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, tập trung xây dựng

và mở rộng các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo,

tăng cường việc tuyên truyền sâu rộng về kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh

các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ gia đình neo đơn, khó khăn, người

tàn tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi. Các hoạt động này không chỉ góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động xoá đói giảm

nghèo mà còn thể hiện được sự công bằng trong quá trình phát triển đối với

các nhóm xã hội, đặc biệt là các nhóm yếu thế.

Thứ hai, tạo điều kiện cho trẻ em các gia đình nghèo được đến trường, tăng cường chính sách miễn giảm phí cho học sinh nghèo, thúc đẩy các quỹ, các chính sách cho con em các gia đình nghèo vay vốn để tiếp tục được học

tập. Việc hỗ trợ và đảm bảo về giáo dục cho con em các gia đình nghèo được

tiếp cận giáo dục sẽ giúp cho các gia đình này có cơ hội thoát nghèo một cách

bền vững hơn.

Thứ ba, tăng cường các biện pháp bình đẳng giới, nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xoá đói giảm nghèo. Trên thực tế, Việt

Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có sự phát triển mạnh về

được thừa nhận là lực lượng lao động quan trọng của xã hội chứ chưa được

thừa nhận rộng rãi là lực lượng có thể quản lý, lãnh đạo. Mặt khác, trong vấn đề xoá đói giảm nghèo, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là ở quy mô

hộ gia đình, điều này đã được khẳng định trong thực tiễn công tác xoá đói

giảm nghèo trên thế giới và tại Việt Nam. Chính vì thế, đối với Bà Rịa - Vũng

Tàu song song với các biện pháp xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng

xã hội nói trên việc chú trọng nâng cao vị thế của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng

giới sẽ góp phần quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo. Do vậy, trong

các dự án xoá đói giảm nghèo tại cộng đồng cần có sự ưu tiên và khuyến

khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực, hỗ trợ về giống

vốn, kinh nghiệm trong làm ăn để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cho các

dự án xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)