Đầu tư tập trung dứt điểm nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển hệ th ống cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải tạo điều kiện sống

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 54 - 55)

I. PHƯƠNG HƯỚNG.

1. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓ

1.6. Đầu tư tập trung dứt điểm nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển hệ th ống cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải tạo điều kiện sống

và điều kiện sản xuất tại các xã nghèo.

Trong năm 2007 cùng với sự tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế,

Việt Nam cũng đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực xoá đói, giảm

nghèo. Số hộ nghèo trong cả nước đã giảm đáng kể, đến cuối năm 2007, cả nước còn khoảng 2,73 triệu hộ nghèo, chiếm 14,8%, trong đó khu vực Đông

Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất. Thực tế công tác xoá đói giảm nghèo trong những năm qua cho thấy việc đầu tư dàn trải nguồn kinh phí chia đều cho các địa phương là một giải pháp không đem lại nhiều kết quả. Cơ sở hạ

tầng là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xoá đói giảm

nghèo tại các địa phương, tuy nhiên nếu việc đầu tư cơ sở hạ tầng không tính đến sự phù hợp với nhận thức và trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương sự lãng phí là điều dễ xảy ra và hiệu quả của các hoạt động xoá đói giảm nghèo sẽ giảm. Do đó, đối với vấn đề này, Bà Rịa - Vũng Tàu nên chú trọng các giải pháp dưới đây.

Thứ nhất, cần tập trung các nguồn vốn đầu tư vào các xã có dự án, chương trình xoá đói giảm nghèo cụ thể và có tính khả thi trong vòng 1 đến 2 năm. Việc đầu tư tập trung nguồn vốn xoá đói giảm nghèo vào các xã có dự

kinh tế - xã hội cao. Nếu đầu tư dàn trải, bình quân sẽ dẫn tới tình trạng kém

hiệu quả, lãng phí ở các địa phương chưa có các biện pháp, kế hoạch xoá đói

giảm nghèo, trong khi đó lại giảm cơ hội thoát nghèo của các xã có dự án cụ

thể vì không đủ vốn. Việc đầu tư tập trung xoá đói giảm nghèo dứt điểm tại các địa phương đã có chương trình xoá đói, giảm nghèo khả thi còn có thể rút ra được kinh nghiệm để triển khai nhân rộng một cách phù hợp ra các địa phương khác.

Thứ hai, Bà Rịa - Vũng Tàu cần chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ

tầng: đường giao thông, trường học, trạm xá, nước sinh hoạt, điện cho sản

xuất và chợ nông thôn làm nền tảng hạ tầng cho các xã nghèo. Tuy nhiên,

việc phát triển hạ tầng của các xã nghèo cũng phải tuân theo nguyên tắc phù

hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương. Các điều kiện thực tế của địa

phương có thể tính đến như: quy mô dân số, đặc trưng nghề nghiệp, trình độ

dân trí, trình độ phát triển sản xuất, đặc điểm văn hoá….Trong trường hợp

cần ưu tiên đầu tư nên chú trọng vào đường giao thông, điện và chợ, đây là

các yếu tố sẽ tạo ra những cơ hội thoát nghèo đáng kể cho cộng đồng.

Thứ ba, tăng cường kiểm soát nguồn vốn xoá đói giảm nghèo đảm bảo

nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí bằng cách

tăng cường công tác giám sát việc sử dụng nguồn vốn của các cơ quan như

Hội đồng Nhân dân các cấp, cơ quan thuế, thanh tra…Nguồn vốn xoá đói

giảm nghèo ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, do vậy nếu để thất thoát, lãng phí không chỉ gây ra những hậu quả về kinh tế mà còn có những tác động xã hội nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)