Kết quả thực hiện các chủ trương xóa đói giảm nghèo của BR VT: 1.M ục tiêu:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 36 - 41)

I. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO HIỆN NAY Ở BÀ RỊA –V ŨNG TÀU.

1.3.Kết quả thực hiện các chủ trương xóa đói giảm nghèo của BR VT: 1.M ục tiêu:

- Sau 05 năm triển khai thực hiện tốt các chính sách, dự án của chương

trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể theo mức chuẩn nghèo quy

định. Tính đến cuối năm 2010 toàn tỉnh đã có 44.044 hộ thoát nghèo chiếm tỷ lệ

24,56%, số hộ thoát nghèo theo chuẩn Quốc gia 17.086 hộ thoát nghèo chiếm tỷ

lệ 9,52%. Số hộ nghèo còn lại tính đến cuối năm 2010 là 2.793 hộ chiếm tỷ lệ

1,09% so với tổng số hộ dân, số hộ nghèo còn lại theo chuẩn Quốc gia là 1.020 hộ chiếm tỷ lệ 0,40% so với tổng số hộ dân.

Sau khi đã tách riêng số hộ có đối tượng bảo trợ xã hội không có khả năng

thoát nghèo thì số hộ nghèo chuẩn tỉnh còn lại tính đến cuối năm 2010 là 884 hộ

chiếm tỷ lệ 0,34% so với tổng số hộ dân, số hộ nghèo còn lại theo chuẩn Quốc

gia là 113 chiếm tỷ lệ 0,04% so với tổng số hộ dân.

Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2010 còn dưới 1% đã hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết đề ra.

- Đời sống của hộ nghèo đã được cải thiện, nâng mức thu nhập từ 160.000

-đ/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đ/người/tháng ở thành thị đầu giai đoạn năm 2005 vượt lên qua mức thu nhập trên 300.000 đ/người/tháng ở nông thôn và 400.000 đ/người/tháng ở thành thị; Hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách

chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo. Phần lớn các hộ thoát nghèo có cuộc sống ổn định, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tái nghèo.

- Hầu hết các xã, phường, thị trấn cơ bản đã có đủ các công trình cơ sở hạ

tầng thiết yếu: trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn, điện, nước,

chợ,…

- Huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ, đến năm 2010 không còn nhà tạm, nhà tranh tre nứa lá.

2.Kết quả thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu:

2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về giảm

nghèo:

- Các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn đều có Nghị quyết, chương trình, kế hoạch giảm nghèo hàng năm cụ thể để thực hiện chương trình giảm nghèo theo mục tiêu nghị quyết đề ra.

- Thông qua báo chí, Đài phát thanh truyền hình, tờ rơi, cẩm nang, áp

phích và tập huấn nghiệp vụ hàng năm, đã triển khai và thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo để từng hộ nghèo, người nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo, từng bước

trở thành hộ trung bình khá trở lên. Tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, làm

ăn giỏi, vượt nghèo; có chính sách khen thưởng kịp thời động viên các hộ thoát

nghèo.

2.2.Đẩy mạnh và phát huy tính hiệu quả của công tác khuyến nông, lâm,

ngư nghiệp và dự án về tín dụng cho vay hộ nghèo:

*Chính sách khuyến nông – lâm – ngư:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20 tháng 08 năm 2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo; Căn cứ Thông tư số 78/2007/TT-BNN

ngày 11 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc

hướng dẫn thực hiện Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản

xuất, phát triển ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo

giai đoạn 2006-2010.

Trong 5 năm qua kinh phí để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,

dự án khuyến nông, dự án khuyến ngư là 1.520 triệu đồng. Tổ chức được 45 lớp

tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh

trên heo, bò; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu với khoảng 3.000 hộ

nghèo tham dự.

+ Việc triển khai thực hiện dự án khuyến nông, khuyến ngư, dự án phát

triển Măng tây xanh đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân

nghèo về các phương pháp chăn nuôi bò, heo, kỹ thuật trồng trọt, nuôi thủy sản,

giúp họ gia tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn nhờ tiếp thu kỹ thuật và bố trí sản

xuất hợp lý. Những hộ nghèo có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn

nhau.

+ Giải quyết lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc

+ Từ nguồn vốn xây dựng mô hình chăn nuôi được hỗ trợ, các hộ nghèo

có điều kiện tổ chức sản xuất, nhanh chóng áp dụng những kiến thức tích luỹ

thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, đây là mô hình điểm để những hộ nghèo khác học hỏi, nhân rộng mô hình.

- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo:

- Tổng số nguồn vốn tín dụng cho vay tính đến 31/12/2010: 609 tỷ 256

triệu đồng, trong đó:

Nguồn vốn Trung ương: 530 tỷ 317 triệu đồng, bao gồm:

+ Cho vay hộ nghèo :389 tỷ 114 triệu đồng;

+ Cho vay giải quyết việc làm: 50 tỷ 486 triệu đồng;

+ Cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn: 90 tỷ 717

triệu đồng.

Nguồn vốn địa phương: 78 tỷ 939 triệu đồng, bao gồm:

+ Cho vay hộ nghèo: 24 tỷ 839 triệu đồng; + Cho vay giải quyết việc làm: 41 tỷ đồng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cho vay xuất khẩu lao động (XKLĐ): 2 tỷ 600 triệu đồng;

+ Hỗ trợ lãi suất cho vay chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản: 7.500 triệu đồng;

+ Cho vay hộ nghèo từ nguồn vốn của Liên đoàn lao động Tỉnh: 3

tỷ đồng.

- Dư nợ cho vay hộ nghèo tính đến 31/12/2010: 416 tỷ 339 triệu đồng/43.395 hộ vay, trong đó:

+ Dư nợ cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn Trung ương: 392.316 triệu đồng/40.270 hộ vay;

+ Dư nợ cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn địa phương: 24 tỷ 023 triệu đồng/3.125 hộ vay.

- Doanh số cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất từ năm 2006 đến cuối năm 2010: 713.894 triệu đồng/68.967 lượt hộ vay.

Việc cung cấp tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự vượt

nghèo. Tuy nhiên nguồn vốn của địa phương đầu tư còn thấp 24.839 triệu đồng.

Những hộ làm ăn có hiệu quả được bồi thêm vốn, nâng mức vay tối đa lên 30 triệu đồng/ hộ cho những hộ đăng ký thoát nghèo, hỗ trợ vay vốn thêm 2 năm để

hỗ trợ phát triển sản xuất cho những hộ đã thoát nghèo; Đề án hỗ trợ lãi suất đối

với hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 1989/QĐ-UBND áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 vay chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản đã tạo điều kiện cho

hộ nghèo thoát nghèo bền vững và tránh tái nghèo. 2.3.Thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội:

- Nhằm giúp cho hộ nghèo, người nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội giảm

bớt khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, do tình hình lạm phát về giá cả.

Từ năm 2006 đến nay mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng thường xuyên tại cộng đồng đã được nâng lên từ 100.000 đồng lên 180.000

đ/tháng/người. Trong 5 năm đã thực hiện trợ cấp cho 9.299 hộ - 35.886 khẩu với

tổng số tiền 3.079.675.000 đồng.

- Để động viên mọi người được đón Tết cổ truyền vui tươi, lành mạnh, an

toàn, tiết kiệm và không để trường hợp nào vì hoàn cảnh quá khó khăn mà

không có điều kiện vui tết. Từ năm 2006 đến nay, ngân sách Tỉnh đã trợ cấp tết

cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ dân tộc ít người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) 52.671 hộ, đối tượng với tổng số

tiền 16.205.200.000 đồng.

- Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo:

Thực hiện theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của

Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo; Sở Lao động –

Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội Tỉnh, UBND

các huyện, thị xã, thành phố, trong 5 năm cấp 637.245 thẻ BHYT cho người

nghèo với kinh phí thực hiện 106.487.985.718 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với việc triển khai thực hiện tốt chính sách của Nhà nước và chủ trương của Tỉnh về việc hỗ trợ y tế cho người nghèo đã hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn; giảm thiểu khó khăn, rủi ro cho người nghèo.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo :

Thực hiện theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 của

UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc Phê duyệt Đề án giảm nghèo giai đoạn

2006-2010. Miễn 100% tiền học phí cho học sinh con hộ nghèo chuẩn Tỉnh và chuẩn Quốc gia đối với các cơ sở công lập. Học sinh cấp tiểu học không phải đóng học phí. Ngành giáo dục-đào tạo phối hợp với các sở, ngành thực hiện

miễn thu học phí và tiền cơ sở vật chất trường học cho học sinh con hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia và chuẩn Tỉnh.

Trong 5 năm qua đã miễn thu học phí và cơ sở vật chất trường học cho

180.885 học sinh với số tiền 29.245.000.000 đồng.

- Dạy nghề cho người nghèo: ngoài chủ trương của trung ương, tỉnh có

Quyết định số 72/2007/QĐ-UBND ngày 18/9/2007 về việc ban hành chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động đặc thù giai đoạn 2007-2010 tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu. Qua triển khai đã hỗ trợ dạy nghề cho 16.143 lao động với kinh phí thực

hiện 18.900.000.000 đồng từ ngân sách địa phương (trong đó có 15.872 lao

động nông thôn- lao động thuộc diện hộ nghèo – lao động thuộc diện chính sách, 194 lao động là thanh niên dân tộc thiểu số và 77 lao động là người tàn tật).

*Thành lập Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo của tỉnh, với thẩm quyền đủ

sức huy động sức mạnh toàn hệ thống chính trị của tỉnh thực hiện công tác giảm

nghèo. Thực hiện theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 về

việc phê duyệt Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Trong giai đoạn 2006- 2010, bộ máy chuyên trách giảm nghèo từ Tỉnh đến huyện, xã và kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp:

- Cấp Tỉnh: 7 người.

- Cấp huyện, thị xã, thành phố: 15 người mỗi huyện bố trí 02 cán bộ, riêng huyện Côn Đảo bố trí 01 cán bộ.

- Cấp xã, phường, thị trấn: 82 người.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh đã phê duyệt tổ

chức bộ máy chuyên trách cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp Tỉnh đến cấp

huyện và cấp xã. Đây là một giải pháp hết sức căn cơ quyết định sự thành công của việc triển khai thực hiện các chính sách, dự án của chương trình cũng như

việc rà soát hộ nghèo hàng năm. Để họ ổn định cuộc sống và yên tâm công tác lâu dài cần có các chính sách đãi ngộ hợp lý như cán bộ công chức nhà nước.

* Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Trường Đại học Lao động – Xã hội đã tổ chức tập huấn với các nội dung chủ yếu về:

Chuẩn nghèo và phương pháp xác định hộ nghèo; Quy trình rà soát hộ nghèo

hàng năm theo Thông tư 04/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội, Quy trình cấp thẻ BHYT cho người nghèo; Vai trò, chức năng

và nhiệm vụ của cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; Hệ thống theo dõi,

đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp

huyện; cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, phường, thị trấn; Chủ tịch hoặc

phó chủ tịch xã, phường, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị

xã hội cấp xã, trưởng hoặc phó thôn, ấp, khu phố. Qua đó giúp lãnh đạo các

huyện, xã, phường, thị trấn, các ban ngành, tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị

xã hội và đặc biệt là những cán bộ chuyên trách giảm nghèo cập nhật được các

chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu Quốc gia

về giảm nghèo.

Trong 5 năm tổ chức tập huấn cho 5.141 lượt cán bộ làm công tác giảm

nghèo với kinh phí 765.000.000 đồng.

2.5.Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình giảm nghèo:

Nhiều phong trào, các cuộc vận động mang tính nhân đạo, từ thiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, kiều bào ở nước ngoài, các tổ chức Quốc tế, người nước ngoài đang

làm việc sinh sống tại tỉnh tham gia. Từ năm 2007 hỗ trợ gia đình hộ nghèo xây dựng nhà Đại đoàn kết với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/căn, từ năm 2008 mức hỗ

Từ nguồn vốn huy động quỹ “Vì người nghèo” từ năm 2006 đến 2010 đã vận động được 89.146.800.000 đ, xây dựng 5.473 căn nhà Đại đoàn kết với kinh

phí 60.855.400.000 đồng, sửa chữa 526 căn nhà tình thương với kinh phí 2.992.700.000 đồng.

Thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của

Thủ tướng chính phủ Quyết định chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, theo rà soát của các huyện, thị xã, thành phố đến cuối năm 2010 thì hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở là 240 căn nhà và chủ trương đến năm 2012 cơ bản hoàn thành thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

- Chương trình 134: Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Sau 5 năm triển khai thực hiện tổng số tiền hỗ trợ 28.740 triệu đồng,

cụ thể:

+ Hỗ trợ 1.351 căn nhà cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số với số

tiền 24.924.500.000 đồng;

+ Hỗ trợ 16,3 ha đất sản xuất cho 46 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt cho 976 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời

sống khó khăn trên địa bàn tỉnh BR-VT với tổng số tiền 3.815 triệu đồng.

- Trong 5 năm đã hỗ trợ tập vở cho 19.427 học sinh với số tiền 1.181.000.000 đồng; hỗ trợ điện kế cho 944 hộ với số tiền 1.490.000.000đ; hỗ

trợ xây dựng hố xí hợp vệ sinh cho 1.056 hộ với số tiền 4.995.000.000đ; thực

hiện đề án chăn nuôi bò thịt và trồng điều, đề án nuôi dê bách thảo với kinh phí

725 triệu đồng.

- Thực hiện theo Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về

việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, hỗ trợ cho 290 hộ với 1.500 lít

dầu hỏa với số tiền 21.000.000 đồng.

2.6.Hoàn chỉnh các dự án xây dựng cở sở hạ tầng:

Chương trình 135: Ngày 5/11/2009 UBND ban hành Quyết định số 3720/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc

biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2009-2010 với tổng

kinh phí là 61.476 triệu đồng để thực hiện: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; Dự án đào

tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng; Dự án hỗ trợ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 36 - 41)