I. PHƯƠNG HƯỚNG.
1. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓ
1.8. Xã hội hoá các hoạt động xoá đói giảm nghèo.
Các chính sách xã hội hoá trên thực tế là các chính sách đại đoàn kết, tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa Nhà nước và các tổ chức, các
cộng đồng. Nhiều năm qua, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, Việt Nam đã và
đang áp dụng thành công các chính sách về xã hội hoá. Trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, các chính sách xã hội hoá cũng có vai trò đặc biệt quan trọng.
Có thể nhận thấy trong chính sách xoá đói giảm nghèo của địa phương Bà Rịa
- Vũng Tàu cũng đã chú trọng tới công tác xã hội hoá, bằng chứng thể hiện
trong việc huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu chương trình xoá đói
giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động này còn khiêm tốn so với nguồn vốn ngân sách của tỉnh và của Trưng ương. Để đảm
bảo hiệu quả hoạt động xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, trong thời
gian tới Bà Rịa - Vũng Tàu nên chú trọng vào một số các giải pháp dưới đây.
Thứ nhất, tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp và chính cộng đồng tại địa phương trong các hoạt động xoá đói giảm nghèo. Tập trung huy động nhiều nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo.Tăng cường các nguồn vốn cho người nghèo với nhiều ưu đãi hơn nữa.
Cần chú trọng khai thác các nguồn vốn vay tại chỗ: vốn của những hộ giàu, hộ khá tại địa phương cũng như nguồn vốn của các doanh nghiệp, nguồn vốn
nguồn vốn vay tại chỗ của cộng đồng trong việc xoá đói giảm nghèo sẽ khiến
cho trách nhiệm trong sử dụng các nguồn vốn xoá đói giảm nghèo tăng, đồng
thời phát huy được các sáng kiến, nỗ lực của cộng đồng, hộ gia đình trong hoạt động xoá đói giảm nghèo, hạn chế tâm lý trông chờ, ỷ lại của một số hộ nghèo, người nghèo vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời việc huy động sự
tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp vào các hoạt động xoá đói giảm
nghèo ngoài việc tạo ra thêm các nguồn vốn còn có thể cung cấp thêm các sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả về xoá đói giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương cụ thể. Điều này cũng góp phần giảm nguy cơ đầu tư dàn trải bình quân và kém hiệu quả trong xoá đói giảm nghèo. Xã hội
hoá các hoạt động xoá đói giảm nghèo không chỉ giúp tăng cường, huy động
các nguồn vốn khác nhau trong xã hội mà còn huy động được cả hệ thống các
kinh nghiệm và các sáng kiến của cộng đồng, các tổ chức xã hội, doanh
nghiệp trong công tác xoá đói giảm nghèo.
Thứ hai, xây dựng và tăng cường các chính sách ưu đãi, khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sản xuất và hoạt động dịch vụ ở
nông thôn. Một trong những nguyên nhân quan trọng của đói nghèo tại các
vùng nông thôn là do sự yếu kém của hệ thống hạ tầng, hệ thống sản xuất và các hoạt động dịch vụ. Do vậy, việc Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng phát triển
kinh tế trang trại, các khu chăn nuôi tập trung cần phải tính đến cầu nối với
các yếu tố thị trường thông qua các doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với các doanh
nghiệp đầu tư hoạt động tại các địa phương nghèo mà sử dụng lao động địa phương, có khả năng đóng góp cho địa phương thực hiện tốt các mục tiêu xoá
đói giảm nghèo cần có những ưu đãi cụ thể về việc thuê đất hay chính sách về
thuế…
Thứ ba, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thể hiện quyết tâm cao trong việc
thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và huy động một nguồn kinh phí
lớn từ ngân sách Trung ương, địa phương cũng như các nguồn vốn từ xã hội.
phân bổ ngân sách minh bạch và công bằng với các tiêu chí cụ thể đồng thời
tạo điều kiện, khuyến khích cho các địa phương tích cực, chủ động trong việc huy động các nguồn lực, nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo. Việc đầu tư
các nguồn vốn xoá đói giảm nghèo cần được khảo sát và đánh giá cụ thể và nên có sự tham vấn ý kiến cộng đồng về các chính sách đầu tư để nguồn vốn xoá đói giảm nghèo được sử dụng có hiệu quả cao nhất.