CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 Những hạn chế của luận văn
Trong bài nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, tác giả xin liệt kê dưới đây: Thứ nhất là mẫu dữ liệu: mẫu quan sát trong bài nghiên cứu này chỉ gồm 139 công ty niêm yết trên tổng số rất nhiều công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX, và chưa kể đến các công ty niêm yết trên các sàn OTC hoặc không niêm yết. Thời gian lấy mẫu nghiên cứu từ năm 2007 tới 2012 vì vậy số liệu thu thập chỉ trong thời gian ngắn (6 năm). Điều này, một phần là do thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ phát triển mạnh trong thời gian từ 2006 trở lại đây cùng với sự phát triển cơng nghệ thơng tin. Do đó, mẫu của tác giả chưa thể đại diện cho toàn bộ thị trường doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, trong bài nghiên cứu này, còn nhiều vấn đề chưa vẫn chưa làm rõ. Đó là, lý do tại sao mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu với các biến kiểm sốt như
quy mơ cơng ty, biến động thu nhập khơng được làm rõ, giải thích rõ mà chỉ nhắc tới. Ngoài ra, bên cạnh các biến kiểm soát mà tác giả đưa vào bài nghiên cứu (quy mô công ty, biến động thu nhập, đòn bẫy, tỷ lệ tăng trưởng) có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu nhưng không được đề cập trong nghiên cứu này.
Thứ ba, do mẫu quan sát là các cơng ty đại diện cho ngành, nhóm ngành rất ít nên khơng có kết luận chắc chắn rằng ngành có ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu. Từ kết quả bài nghiên cứu cho thấy, trên thị trường Việt Nam, ngành có khả năng tác động đến biến động giá cổ phiếu. Điều này trái ngược với các kết quả nghiên cứu trước kia. Nhưng tác giả không đi sâu vào nguyên nhân và mức độ tác động của ngành đến giá cổ phiếu như thế nào. Mà chỉ dùng ngành làm biến giả để hỗ trợ cho mục tiêu nghiên cứu chính là chính sách cổ tức và ảnh hưởng của nó lến giá cổ phiếu.