CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên biến động giá cổ phiếu
4.3.5 Kết quả kiểm định Mơ hình 5
Tác giả sẽ loại ra biến tỷ suất cổ tức (D.yield), mơ hình như sau:
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy dự trên mơ hình 5
Mơ hình Hệ số Sai số chuẩn T- statistic P- value
(Hệ số tự do) 1.311** 0.104 12.65 0.000 Payout -0.008 0.030 -0.28 0.788 Size -0.022** 0.005 -4.29 0.000 E.vol 0.484** 0.182 2.66 0.009 Debt 0.139* 0.054 2.55 0.012 Growth 0.008 0.012 0.62 0.534
Nguồn: tác giả thu thập và xử lý số liệu
Ghi chú: (*),(**) lần lượt là mức ý nghĩa 5% và 1% và R2 là 0.1620, R2 hiệu chỉnh là 0.1305, F- statistic 5.14 và F-prob 0.0002.
Nhìn vào kết quả của Bảng 4.7, tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout) hồn tồn khơng có mối liên kết với biến động giá cổ phiếu (P.vol) do p-value là 0.788 nên tác giả bác bỏ giả thuyết H1. Điều này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Baskin (1989) và nghiên cứu của Allen và Rachim (1996) trước đó.
Kết quả Bảng 4.7, lần nữa thêm bằng chứng khẳng định mối liên hệ nghịch biến giữa quy mô công ty với biến động giá cổ phiếu với hệ số là -0.022 (tại mức ý nghĩa 1%). Mối liên hệ đồng biến giữa biến động thu nhập với biến động giá cổ phiếu với hệ số là 0.484 tại mức ý nghĩa 1%. Ngồi ra, trong mơ hình này, tác giả cũng tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ nợ với biến động giá cổ phiếu với giá trị P.value là 0.012 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 5%.
Tóm lại, từ những kết quả hồi quy, cho ta một kết luận chắc chắn rằng, tỷ suất cổ tức (D.yield), quy mô công ty (Size) và biến động thu nhập (E.vol) có mối liên kết quan trọng với biến động giá. Mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu được tìm thấy là phù hợp với kết quả của Baskin (1989) với kết luận là tỷ suất cổ tức có mối liên hệ nghịch biến, quan trọng đến biến động giá cổ phiếu và kết
quả này trái ngược với kết quả của bài nghiên cứu Allen và Rachim (1996). Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu lại trái ngược với kết quả nghiên cứu trước đây của Baskin (1989) và Allen và Rachim (1996).Từ 5 bảng kết quả của phương trình hồi quy cũng cho ta một kết luận biến động giá cổ phiếu có mối liên hệ nghịch biến với quy mơ cơng ty. Quy mơ cơng ty càng lớn thì biến động giá cổ phiếu ít. Vì cơng ty với quy mô lớn thường ít rủi ro hơn cơng ty nhỏ và có nhiều phương tiên cơng bố thơng tin hơn ngồi chính sách cổ tức. Kết quả hồi quy cho chúng ta thêm một bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ biến động thu nhập tỷ lệ thuận với biến động giá cổ phiếu.
Như vậy, mối liên hệ nghịch biến giữa tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu theo kết quả trên đã bổ sung thêm bằng chứng cho các ảnh hưởng của hiệu ứng thời gian, hiệu ứng tỷ suất sinh lợi, hiệu ứng chênh lệch giá và hiệu ứng thông tin như nghiên cứu của Baskin. Dựa vào hiệu ứng kỳ hạn, giá cổ phiếu của công ty với tỷ suất cổ tức cao sẽ ít phản ứng với biến động của tỷ suất chiết khấu bởi vì tỷ suất cổ tức cao ngụ ý dịng tiền trong ngắn hạn. Vì thế, mối liên quan kết hợp giữa tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu được trong đợi như kết quả nghiên cứu của Baskin và Mohammad và đồng sự (2012) cũng như nghiên cứu của Xiaoping Song (2012).
Dựa vào hiệu ứng tỷ suất sinh lợi theo lý thuyết của Baskin (1989), cơng ty có tỷ suất cổ tức thấp sẽ được định giá giá trị cao hơn tài sản hiện có bởi tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Vì khả năng dự đốn lợi nhuận từ cơ hội tăng trưởng có độ tin cậy khơng cao hơn dự đoán lợi nhuận từ tài sản hiện có. Do đó, cơng ty có tỷ suất cổ tức thấp có thể dẫn đến biến động lớn trong giá cổ phiếu.
Ngoài ra, dựa vào thuyết hiệu ứng chênh lệch giá, tỷ suất cổ tức cao sẽ ít bị ảnh hưởng đến sự định giá quá thấp, điều này làm giá cổ phiếu ít biến động. Vì vậy, tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu có mối liên hệ nghịch biến theo kết quả của bài nghiên cứu của Baskin (1989).
Thêm vào đó, dựa trên lý thuyết hiệu ứng thơng tin, cổ tức cao có thể là dấu hiệu của sự ổn định của doanh nghiệp, dẫn tới giá cổ phiếu sẽ ít biến động. Vì thế, tỷ suất cổ tức có mối liên hệ nghịch biến với biến động giá cổ phiếu như kết quả nghiên cứu trước (Baskin, 1989)
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN