Để đảm bảo thực hiện thống nhất Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, nên quy định tại các đơn vị KBNN chỉ nên thành lập 01 phòng, bộ phận làm nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư ngân sách tập trung và vốn chương trình mục tiêu. Riêng KBNN Hà Nội, KBNN Thành phố Hồ Chí Minh do khối lượng vốn đầu tư lớn vì vậy có thể tách ra Phòng thực hiện kiểm soát chi vốn ngân sách Trung ương, Phòng thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư ngân sách địa phương.
Việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ, cần xem xét trên góc độ toàn hệ thống, xây dựng các tiêu chí để phân cấp thống nhất theo hướng:
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cấp Trung ương và tỉnh thì giao cho KBNN tỉnh kiểm soát chi.
Lãnh đạo phụ trách KSC vốn đầu tư Lãnh đạo phụ trách KSC vốn đầu tư Phòng TTVĐT Phòng TTVĐT Phòng Kế toán Phòng Kế toán (4) (3) Cán bộ được phân công KSC cho dự án Cán bộ được phân công KSC cho dự án Đơn vị thụ hưởng Đơn vị thụ hưởng (1) (2) Chủ đầu tư Chủ đầu tư
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, xã thì giao cho KBNN cấp huyện kiểm soát chi.
- Dự án hỗn hợp nhiều nguồn vốn thì phần nguồn vốn ngân sách cấp nào chiếm tỷ trọng lớn thì KBNN cấp đó kiểm soát chi.
- Dự án liên tuyến, liên tỉnh, dự án đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ Quyết định đầu tư thì giao cho Sở Giao dịch KBNN kiểm soát chi.
- Đối với các dự án vốn ngoài nước (ODA) có tiểu dự án, được phân cấp cho KBNN cấp huyện thực hiện kiểm soát chi nếu nhà tài trợ có yêu cầu.
Ngoài ra tùy theo trình độ cán bộ, khối lượng công việc, KBNN cấp tỉnh có thể phân cấp cho KBNN cấp huyện quản lý các công trình nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh tùy điều kiện cụ thể của từng KBNN và của từng dự án
Mặc dù phân cấp quản lý nhưng tất cả các khâu các bộ phận đều phải phối hợp chặt chẽ với nhau theo hướng:
Tăng cường phối hợp giữa các khâu, bộ phận trong hệ thống và coi trọng phối hợp với ngoài hệ thống Kho bạc. Để kiểm soát tốt vốn đầu tư NSNN, đây là một vấn đề quan trọng vì một dự án đầu tư nào cũng qua rất nhiều khâu quản lý. Qua KBNN được coi là một khâu lớn, trong đó lại có nhiều tác nghiệp nhỏ. Muốn có được sự thống nhất cao phải có sự rõ rang trong phân công nhiệm vụ và chặt chẽ, hợp lý trong phối hợp, điều hành. Biện pháp này yêu cầu cán bộ kiểm soát chi đầu tư phải hiểu quy trình, vị trí của công việc mình đang làm lại vừa phải có ý thức trách nhiệm cao. Vì vậy để đạt mục tiêu, yêu cầu phối hợp cần phải:
- Nhận dạng nguồn gốc và tính chất vốn đầu tư XDCB để có phương pháp kiểm soát thanh toán thích hợp (hồ sơ chứng từ như thế nào, luân chuyển chứng từ qua những bộ phận nào, nghiệp vụ quản lý như thế nào…).
- Xây dựng quy chế phân công phối hợp chi tiết cụ thể, chặt chẽ theo quy trình quản lý vốn, khách quan, khoa học, thuận tiện.
- Triển khai chương trình hành động theo một kế hoạch công tác chung của đơn vị, có phân chia thời gian và phân việc cho từng bộ phận, từng người theo một quy trình nghiêm ngặt.
Đối với phối hợp ngoài ngành, cầu nối quan trọng nhất là trao đổi thông tin bao gồm các thông tin yêu cầu chỉ đạo, phối hợp của các ngành, các cấp và thông