Phương hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầutư XDCB từ NSNN qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 78 - 81)

3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN .

3.1.1. Định hướng hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN. KBNN.

Thứ nhất, về thể chế, chính sách: các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao.

Thứ hai, Cán bộ kiểm soát chi phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực có phong cách giao tiếp, văn minh, lịch sự.

Thứ ba, Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin, đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu và nhanh chóng.

Thứ tư,, đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong công tác quản lý, chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN. NSNN qua KBNN.

Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giầu nghèo, kiểm soát và duy trì sự phân tầng không làm tăng các nguy cơ gây bất ổn xã hội, phá hoại môi trường sinh thái.

Với vai trò chủ đạo, NSNN tiên phong trong đầu tư vào nhiều dự án sản xuất hàng hóa công cộng có quy mô lớn không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm mà các thành phần khác không mong muốn, không có khả năng đầu tư, ngoài ra còn phải tiên phong vào những lĩnh vực ngành nghề có ứng dụng khoa học công nghệ cao, khoa học nghiên cứu cơ bản mà thị trường chưa thể đáp ứng được.

Việc phân bổ nguồn lực còn phải bảo đảm cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tiến bộ, bảo đảm hài hòa lợi ích các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Một số hướng đổi mới kiểm soát chi đầu tư XDCB như sau:

Một là, hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB phải đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội. Trước hết, phải có tính đồng bộ trong cơ chế chính sách, mọi thể chế, quy định phải minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, công khai, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện thống nhất (tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định), tham gia vào thị trường và tiến hành hoạt động sản xuất, tiếp cận các yếu tố vốn, lao động, đất đai, công nghệ. Tiếp đó phải là đồng bộ giữa các khâu và các nội dung trong tổ chức thực hiện giữa các địa phương, Bộ, ngành. Tránh tình trạng vận dụng khác nhau các cơ chế chính sách cả về nội dung lẫn thời gian, gây nên sự lộn xộn, tùy ý trong quản lý.

Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội là một phương hướng quan trọng trong hoàn thiện công tác kiểm soát, trong đó phải thể hiện qua các tiêu chí định tính và định lượng trong kiểm soát chi đầu tư XDCB. Đó không chỉ là chống thất thoát lãng phí mà còn tận dụng nguồn lực để có sản phẩm đầu ra nhiều nhất, chất lượng nhất. Việt Nam là một nước nghèo vì vậy việc quản lý, sử dụng nguồn lực này lại càng phải tiết kiệm, không để vốn tồn đọng và nâng cao được chất lượng, công suất, quy mô

các công trình, dự án cũng phải được quan tâm chú ý xem như một nguyên tắc trong lựa chọn và thực hiện đầu tư.

Hai là, Đổi mới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB trong điều kiện hội nhập và mở cửa phải đảm bảo vừa phù hợp với điều kiện trong nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế mà nước ta đã cam kết, tạo cơ hội thu hút được nguồn lực bên trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế xã hội các dự án lớn. Đương nhiên đó là một quá trình phải có bước đi phù hợp, song phải đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh của thực tiễn để một mặt xây dựng thể chế phù hợp, mặt khác thuyết phục tuyên truyền, giáo dục để đưa các chế độ chính sách vào thực tiễn.

Ba là, Đổi mới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN phải theo hướng hiện đại và góp phần thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước. Hiện đại hóa là việc đưa nhiều thành tựu của công nghệ thông tin và các lý thuyết mô hình quản lý hiện đại vào quản lý. Ví dụ như công tác kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước phải được triển khai rộng rãi cùng với dự án hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Đồng thời áp dụng các nguyên tắc, tiêu chí để thanh toán đánh giá quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN, và quản lý dự án đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng được yêu cầu nhanh chính xác, hiệu quả và thuận tiện trong giải quyết các công việc với doanh nghiệp và nhân dân. Ngăn ngừa được các hiện tượng quan liêu tham nhũng, phát huy được vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước trong điều hành một cách chủ động, chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Bốn là, Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB là quá trình hiện đại hóa quản lý thu chi NSNN theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho các đối tượng nộp thuế. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN với các phương thức thu nộp thuế hiện đại, bảo đảm xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian thực thu. Tổ chức phối hợp thu NSNN với hệ thống các, ngân hàng thương mại theo nguyên tắc kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về số phải thu, KBNN, người

nộp thuế và các ngân hàng thương mại; giảm thiểu thời gian và khối lượng nhập liệu; triển khai các dịch vụ thu nộp NSNN hiện đại như nộp qua thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng, nộp qua internet, dịch vụ thu không chờ chấp thuận…Nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Tăng cường phương thức nộp thuế bằng tiền mặt tại các chi nhánh, điểm giao dịch của ngân hàng thương mại để mở rộng không gian, thời gian cho đối tượng nộp NSNN; đồng thời hạn chế tối đa thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN.

Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) như: Triển khai Quy trình kiểm soát cam kết chi; thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ…Thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng Quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN. Xây dựng và ban hành cơ chế xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước ở việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w