Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

2.1. Giới thiệu chung

2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với số dân 161.729 người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh như Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, Ninh Thuận là tỉnh có đơng đồng bào Chăm sinh sống nhất với 67.274 người, chiếm 41,6% tổng người Chăm cả nước. Hiện nay, người Chăm ở Ninh Thuận vẫn còn lưu giữ truyền thống kinh tế và phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa.

Bảng 2.1: Tổng người Chăm ở Việt NamTỉnh Dân số (người) Tỉ lệ (%) Tỉnh Dân số (người) Tỉ lệ (%) Ninh Thuận 67.274 41,6 Bình Thuận 34.690 24,4 Phú Yên 19.495 12,3 An Giang 14.209 8,8 Tp.HCM 7.819 4,8 Bình Định 5.300 3,3 Đồng Nai 3.887 2,4 Tây Ninh 3.250 2,0 Các tỉnh khác 5.319 3,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2009

Trước đây, tỉnh Thuận Hải gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đến năm 1992, Ninh Thuận và Bình Thuận được tách thành hai tỉnh riêng biệt.

Ninh Thuận hiện có 7 đơn vị hành chính gồm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc, Thuận Nam.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.358 km2, trong đó đất nơng nghiệp là 2.593 km2. Nơi

đây có đồng bằng Ninh Thuận - nơi sinh sống tập trung của người Chăm Awal (ảnh hưởng

Bàlamơn) với diện tích là 520km2. Nhìn chung, diện tích đất canh tác trong nơng nghiệp ít,

đa số là các con sông nhỏ, đất phù sa nghèo nàn.

Dân số Ninh Thuận là 565.677 người, mật độ dân số là 168 người/km2 [3]. Đây là tỉnh

Thành phần dân cư đa dạng gồm dân tộc Kinh, dân tộc Chăm, dân tộc Hoa, Raglai, Nùng, Chu ru và các dân tộc khác. Dân tộc Kinh chiếm 76,5%, các dân tộc cịn lại chiếm 23,5% (trong đó, dân tộc Chăm nhiều nhất chiếm 11,9%).

Ninh Thuận là tỉnh có dân số thấp, đất đai khơ cằn, chủ yếu đất pha cát hay cồn cát. Khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Hoạt động kinh tế của vùng là canh tác nơng nghiệp trong đó người Chăm thuần túy làm nơng nghiệp là chủ yếu. Ngồi ra, do đặc điểm là tỉnh ven biển với tổng chiều dài bờ biển là 105km. Đây là điều kiện để người dân phát triển ngành đánh bắt thủy sản trong đó có người Chăm.

2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Chăm

2.1.2.1. Lịch sử hình thành vương quốc Champa

Champa là tên một vương quốc cổ (Nagara Campa) bị Ấn Độ hóa ở miền trung Việt Nam có biên giới từ Quảng Bình đến Đồng Nai, được hình thành từ 192 SCN. Champa là tên một chữ Phạn chỉ một loài hoa sứ (tên khoa học Michelia Champacca Linac) ở miền Bắc và hoa Đại miền Nam Ấn Độ được ghi đầu tiên trên bia kí Sambhuvarman vào khoảng thế kỉ VII (629 – 658 SCN) và bia Chân Lạp gọi là bia Ang Chumnik có niên đại vào thế kỉ VII (667 SCN). Sau này, vào thế kỉ VII tư liệu Trung Quốc phiên âm Champa thành Chiêm Thành, rồi có lúc gọi là Hồn Vương [18, tr.75-76].

Sau này với sự phát hiện bia kí Võ Cạnh (Khánh Hịa) – một tấm bia khắc bằng chữ Phạn (Sanskrit) có niên đại khoảng cuối thế kỉ II SCN cho biết một vị vua tên là Sri-Mara đã sáng lập ra vương triều Champa. Trên cơ sở đó các nhà khoa học đã nhận định: Vương quốc Champa đã xuất hiện trong lịch sử Việt Nam vào khoảng thế kỉ II SCN.

Theo G. Maspero cho rằng: Vương quốc Champa cổ là một thể chế liên bang được hợp thành bởi những tiểu quốc. Mỗi tiểu quốc hoặc một vùng có khi tách rời, có khi phụ thuộc vào triều đình trung ương. Sau đây là tên 5 tiểu vùng của vương quốc Champa.

1. Vùng Inrapura: Vùng đất từ Huế - Thanh hóa.

2. Vùng Amavati: Vùng đất từ Quảng Nam – Đà Nẵng. 3. Vùng Vijaya: Vùng đất Bình Định.

4. Vùng Khauthara: Vùng đất Phú Yên – Khánh Hòa. 5. Vùng Panduranga: Vùng đất Ninh Thuận – Bình Thuận.

2.1.2.2. Lịch sử phát triển của dân tộc Chăm

Champa là một quốc gia đa dân tộc bao gồm người Chăm, Ê đê, Jarai, Raglai, Churu (Cru), Mạ, Stiêng, Kơtu… trong đó người Chăm là chủ thể sống ở đồng bằng, còn các dân tộc khác sinh sống ở dọc Trường Sơn và Tây Nguyên của miền Trung Việt Nam.

Người Chăm có tên tự gọi là Chăm. Tên gọi Chàm, Hời là tên các dân tộc khác gọi người Chăm.

Theo nhiều nguồn tài liệu, người Chăm là một dân tộc có q trình hình thành và phát triển lâu đời. Người Chăm thuộc chủng tộc Nam Á, tiếng nói của họ rất gần giống với các dân tộc Raglai, Churu, Jarai, Ê đê, thuộc ngơn ngữ Austronesien (nhóm ngơn ngữ Malayo – Polinesien). Họ có chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn (Sanskrit) Ấn Độ mà ta còn thấy được

trên các bia kí. Đến nay chữ Chăm thơng dụng được người Chăm gọi là akhar thrah. Người

Chăm sinh sống chủ yếu ở dọc dải đất miền Trung từ đèo Ngang cho đến phía Bắc sơng Đồng Nai. Họ sống tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng mặt ra biển đông với hoạt động kinh tế cả nơng nghiệp và nghề đi biển. Chính nơi đây đã xuất hiện giống lúa chín sớm 100 ngày và đến thế kỉ XIII được truyền sang Trung Hoa, tạo nên sự đột biến ở vùng Hoa Nam [14, tr.37].

Vấn đề tên họ của người Chăm: Người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Họ định cư theo công xã thị tộc. Mỗi làng Chăm được tập hợp nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi tộc họ là bao gồm một nhóm người cùng chung huyết thống được tính từ phía mẹ. Tấc cả thành viên trong tộc họ đều mang một tên gọi của tộc họ mình. Khi chết nằm chung một nghĩa địa gọi là Kút, Ghur, cùng thờ cúng tổ tiên là một “chiết atau”. Tên tộc họ người Chăm thường gắn liền với địa danh đất đai, ruộng lúa, cây cối như Kút amil apuei (Kút cây me lửa), Kút phun dandak (Kút cây Da đá), ghur din (nghĩa địa vùng Din), ghur ia malan (nghĩa địa vùng nước chùm bầu)…

Bên cạnh tên tộc họ, mỗi người Chăm cịn có tên riêng nhưng tên không gắn liền với họ như “tên họ” của người Việt (Kinh). Tư liệu Hoàng gia Chăm vào thế kỉ XVIII bằng chữ Chăm mang kí hiệu P.140 (16b) cịn ghi lại nhiều tên riêng, sổ đinh để nộp thuế cho triều đình. Qua tư liệu này cho thấy tên người Chăm chỉ phân theo giới mà không phân theo họ. Giới nữ gắn với từ Muk và giới nam gắn với từ Ja. Cụ thể tên đàn bà thường mang từ Muk đi trước và sau đó gắn với một tên riêng nào đó như Muk Ni Kaok, Muk Bait, Muk Gin… Tên nam mang từ Ja và sau đó gắn một tên riêng như Ja Tik Kaok, Ja Baok Wa, Ja Tala Akaok…

Hiện nay, vấn đề tên họ người Chăm đã có sự thay đổi lớn. Theo tư liệu Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, vua Minh Mạng ra lệnh cho các dân tộc thiểu số ở miền thượng lấy họ như người Việt. Từ đó, người Chăm mang họ tên như người Việt. Vua đưa chiếu xuống bắt người Chàm phải thay họ, đổi tên và ăn mặc giống người Kinh. Từ lí do đó, dù là người Chăm nhưng họ lại mang tên họ người Việt. Cịn các họ Chế, Ơn, Trà, Ma là do người thống kê dân số, ghi sổ đinh bị nhầm lẫn là họ của người Chăm theo kiểu văn hóa người Việt sau khi đã bình định Champa. Tuy nhiên nếu muốn xác định tên họ truyền thống, người Chăm không căn cứ tên họ theo giấy khai sanh mà ln xác định tên họ theo dịng họ bên mẹ (Kút, ghur).

Người Chăm gồm có hai thị tộc lớn: Thị tộc Dừa (Li-u-Narikela-Vams) và thị tộc Cau (Piang – Kramukha Vams). Dòng Cau làm bá chủ phía Nam (Panduranga) và dịng Dừa làm bá chủ phía Bắc (Amavati). Trong quá trình phát triển của mình, trên mỗi vùng đất sinh sống, người Chăm đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa đậm nhạt khác nhau. Trong đó có các đền tháp, lăng tẩm, bia kí, làng mạc, bến cảng, những câu ca, điệu múa, lễ nghi, tơn giáo, tín ngưỡng mang bản sắc văn hóa riêng. Đó là những minh chứng về vật chất và tin thần của người Chăm trong một thời phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)