Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

2.2. Các điều kiện tác động đến sự hình thành và phát triển văn hóa Chăm

2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.3.1. Phân bố dân cư

Địa bàn cư trú của người Chăm trong tỉnh không đều, tập trung nhiều nhất trên địa bàn huyện Ninh Phước với 38.807 người (57,7%), huyên Thuận Nam là 12.720 (18,9%). Riêng Tp. Phan Rang – Tháp Chàm là 2.075 người (3,1%), các huyện còn lại người Chăm sống rải rác, đan xen với người Kinh và các dân tộc khác. Ninh Thuận có người Chăm Bàlamơn (Chăm Ahiêr) sinh sống nhiều nhất, với các làng nghề Chăm truyền thống, các đền tháp và là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội hàng năm của người Chăm.

Người Chăm ở Ninh Thuận chủ yếu theo hai tôn giáo lớn là Bàlamôn 40.695 người (22,1%) và Hồi giáo 25.513 người (13,8%). Hai tơn giáo này đã góp phần tạo nên nét đặc sắc trong tôn giáo của người Chăm nơi đây.

Bảng 2.2: Phân bố người Chăm tỉnh Ninh Thuận

Huyện/Thành phố Tổng dân số

(người) Người Chăm(người) Tỉ lệ (%)

Tp. Phan Rang – Tháp Chàm 162.547 2.675 3,1 Ninh Sơn 71.496 3.024 4,5 Bác Ái 24.350 147 0,21 Ninh Hải 89.648 7.407 11,00 Ninh Phước 125.250 38.807 57,7 Thuận Bắc 37.848 3.094 4,5 Thuận Nam 54.538 12.720 18,9 Tổng 545.677 67.274 100

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2009

Người Chăm thường sinh sống ở đồng bằng hay vùng bán sơn địa, xen cư với người Việt. Tuy nhiên ở một số địa phương, họ thường tụ cư đơng đảo hơn, nhất là những nơi có đền tháp. Ví dụ: Người Chăm Bàlamơn sống tập trung ở ba cụm:

(1). Cụm 6 làng thuộc huyện Ninh Phước xung quanh ngôi tháp Po Rome, do cả spô xà Hán Bằng phụ trách.

(2). Cụm 3 làng Hữu Đức, Như Bình và Bầu Trúc, thuộc khu vực đền Pô InNgar, do cả spô xà Hải Quý phụ trách.

(3) Cụm 7 làng thuộc khu vực tháp Pô Klaung Garai, do cả spô xà Vạn Tạ phụ trách. Ngồi ra, ở vùng núi, cịn có nhiều tộc người thiểu số khác sinh sống, trong đó chiếm số đơng là dân tộc Raglai (44.406 người).

180,000

Hình 2.1. Biểu đồ phân bố người Chăm tỉnh Ninh Thuận

Người Tổng dân số 160,000 162.547 Người Chăm 140,000 120,000 100,000 60,0 00 40,0 2 0, 0 0 0 71.496

24.350 89.648 125.25 0 3 8. 8 0 7 37.8 48 54.538 12.720 2.675 0 3.024 147 7.407 3.094 Địa phương Tp. Phan Rang - Tháp Chàm Ninh

Sơn Bác Ái NinhHải PhướcNinh ThuậnBắc ThuậnNam

2.2.3.2. Nhân tố lịch sử - văn hóa

Theo G. Mápero: Trong lãnh thổ các vương quốc Champa xưa thường được phân chia thành 5 tiểu vùng (kinh đơ) thì vùng Panduranga (Ninh Thuận – Bình Thuận) là tiểu vùng phía nam, tương đối độc lập và cách biệt với các tiểu vùng phía bắc. Có thể coi Panduranga là “tiểu vương quốc tự trị”, là đất mà vua Chăm dùng làm đất phong vương, giữ vai trò như một "phó vương" của Champa, thậm chí có thời kỳ bị sát nhập vào Chân Lạp. Với sự kiện năm 1471, sau những hoạt động quấy rối của vua Chăm ở vùng biên giới phía nam, vua Lê Thánh Tơng tiến đánh Champa, các tướng Champa bỏ chạy tới Phiên Lung (Phan Rang ngày nay), quy phục Đại Việt và được vua Đại Việt phong cho làm vương và chịu tiến cống.

Từ đó, tức từ sau 1471, Panduranga được coi như là một tiểu vương quốc tự trị thuộc quốc gia Đại Việt. Bởi thế, người ta thường coi năm 1471, lịch sử Champa trên thực tế đã kết thúc.

Vùng Panduranga là nơi duy nhất còn hiện hữu cái gọi là văn hóa Chăm Bàlamơn hay như có người đã gọi là Chăm Ấn Độ hóa, dù trong họ có bộ phận đã tiếp nhận Hồi giáo Bàni. Đây cũng là nơi duy nhất của người Chăm còn lưu giữ những hiện vật cuối cùng của đời sống cung đình Champa. Đây cũng là nơi mà những đền tháp Chăm, một trong những nét tiêu biểu nhất của văn hóa Chăm cịn sống động trong khung cảnh nghi lễ của cộng đồng. Tấc cả điều đó khiến người Chăm ở đây ln tự hào coi mình là Chăm gốc (Căm jat).

Đúng như nhà nghiên cứu trẻ người Chăm Sakaya đã nói, ở người Chăm Ninh Thuận hiện nay khơng có cái gọi là Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Hiện tại người Chăm cũng khơng tự nhận mình là Chăm Bàlamơn hay Chăm Hồi Giáo, vì nó khơng giống gì với Bàlamơn giáo và Hồi giáo trên thế giới cả, mà chỉ có Chăm Ahiêr, tức Chăm chịu ảnh hưởng Bàlamôn và Chăm Awal, tức người Chăm chịu ảnh hưởng Hồi giáo mà thơi [16,tr.35].

Chính yếu tố tự nhiên, con người và lịch sử nêu trên đã và đang góp phần khắc họa nên những đường nét chính của văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

2.2.3.3. Các di tích đền tháp

Người Chăm là dân tộc mang nhiều ý niệm tâm linh. Họ quan niệm tấc cả các sự vật kể cả hữu thể và vô thể đều do thần sinh ra. Các của cải vật chất, con người, ngay cả tên đất, tên vùng của họ đều mang tên thần thánh và ngay cả biên giới, họ đều quan niệm là biên giới tâm linh – biên giới của thần. Những nơi ngự trị cao nhất của thần không phải là đất, rừng mà là đền tháp. Vì vậy, mọi nơi sinh sống, người Chăm đều xây dựng đền tháp để thần linh trú ngụ mà che chở cho mn lồi. Đền tháp còn là cột mốc biên giới tâm linh của Champa. Trên dải đất miền Trung, nơi người Chăm sinh sống, họ đều xây dựng đền tháp như: Vùng Inrapura (Huế ngày nay) có tháp Phong Điền...; vùng Amavati (Đà Nẵng – Quảng Nam) có Thánh địa Mỹ Sơn...; vùng Vijaya (Bình Định) có tháp Đồng Dương; Chiêng Đàn...; vùng Khauthara (Nha Trang) có tháp Bà Po Nagar,...;vùng Paduranga (Ninh – Bình Thuận) có tháp Po klaong Garai, Po Rome, Po Sah Inâ...

Trên tồn Ninh Thuận hiện nay cịn bảo tồn 3 ngơi Tháp Chăm trong tổng số 20 nhóm đền tháp tương đối đứng vững ở vùng Trung Bộ và Tây Ngun. Đó là các tháp Hịa Lai, xây cất từ thế kỷ IX, nay thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, cách Phan Rang 14 km về phía bắc; Tháp Pơ Klaung Garai, xây dựng vào cuối thế kỷ XIII- đầu

XIV, tọa lạc trên Núi Trầu, cách Phan Rang 7 km; Tháp Pôrômê, xây cất từ cuối thế kỷ XVI đầu XVII, nay tại xã Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Trong ba ngơi đền tháp kể trên, chỉ có tháp Hịa Lai là nơi ngày nay người Chăm khơng thờ cúng, cịn 2 ngơi tháp cịn lại vẫn diễn ra nghi thức tơn giáo và lễ hội hàng năm. Ngoài các đền tháp kể trên, cịn có đền thờ Po Nưgar - Bà Mẹ Xứ Sở, nay ở Hữu Đức (Ninh Phước, Ninh Thuận).

Ngoài những đền tháp Champa chịu ảnh hưởng Bàlamôn giáo kể trên, trong các làng người Chăm Bàni ở Ninh Thuận cịn có nhiều thánh đường Hồi giáo Bàni. Hầu như các thôn người Chăm theo đạo Bàni đều xây cất thánh đường. Trong tỉnh Ninh Thuận có 7 thơn người Chăm Bàni thì có 7 thánh đường. Kiến trúc thánh đường không giống kiến trúc đền tháp, mà thường bình dị giống ngơi nhà ở của người Chăm, một số thánh đường xây cất vào những năm 60, 70 trở lại đây thì có nét giống ngơi đình của người Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)