Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 95 - 97)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

3.1.2. Định hướng phát triển

3.1.2.1. Phát triển các tuyến – điểm du lịch

Tiếp tục phát triển du lịch văn hóa Chăm gắn với làng nghề dệt và gốm Chăm, phát triển hệ thống dịch vụ tại khu vực tiếp cận với hệ thống 3 tháp Poklongarai, Poromé, Hòa Lai.

Chú trọng khai thác mạnh các tuyến, điểm du lịch như:

Tuyến du lịch biển, thể thao, nghỉ dưỡng, sinh thái Bình Tiên - Vĩnh Hy - Ninh Chữ - Nam Cương - Mũi Dinh - Cà Ná.

Tuyến Nam Cương – Vĩnh Hy – Tháp Po Klaung Garai – Làng Bàu Trúc – Làng Mỹ Nghiệp.

Tuyến Vĩnh Hy - Nam Cương - Làng Chăm - suối Thương - Cà Ná.

Ngồi các tuyến trong tỉnh, Ninh Thuận cịn kết hợp các tuyền liên tỉnh như:

Phan Thiết (mũi Né)- Đà Lạt (Thác Prenn, Nhà thờ Domain de Marie, Dinh Bảo Đại, vườn hoa Thành Phố) – Phan Rang (Vĩnh Hy, đồi cát Nam Cương, tháp Poklông Garai, làng gốm Bàu Trúc).

Đà Lạt (hồ Tuyền Lâm, cáp treo, hồ Than Thở, đồi Thông Hai Mộ) - Phan Rang (Cà Ná, làng dệt Mỹ Nghiệp, đập Nha Trinh, tháp Porôme) - Nha Trang (tháp Bà Ponagar, vịnh Vân Phong, viện Hải Dương học, suối Tiên, hồ cá Trí Ngun).

3.1.2.2. Phát triển các loại hình du lịch văn hóa Chăm

Kết hợp giữa tiềm năng di lịch văn hóa chăm với các điều kiện thiên nhiên sẵn có, các nhà làm du lịch đã cho ra nhiều chương trình du lịch khám phá miền trung với những tên gọi khác nhau như “Hành trình di sản miền Trung”, “Miền Trung – những nét tiềm ẩn”…đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến đây.

Trên cơ sở phát trển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích Chăm và các làng nghề truyền thống. Tỉnh Ninh Thuận nổi tiếng với những làng nghề Chăm cổ, các đền tháp, di tích Chăm. Đó là thế mạnh rất lớn để Ninh Thuận khai thác một cách hiệu quả trong du lịch. Hiện nay, Ninh Thuận đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực. Điển hình là Ninh Thuận đã xây dựng thành công các tour – tuyến điểm du lịch với đầy đủ các loại hình.

Du lịch lễ hội: Lễ hội Chăm đóng vai trị quan trọng trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Nét tín ngưỡng kết hợp với những lễ nghi, tập quán sinh hoạt của người Chăm đã tạo

nên cho bản sắc văn hóa hấp dẫn cho du khách. Tiêu biểu là tín ngưỡng phồn thực thờ Linga – Yoni tại các đền tháp. Các du khách đến đây để bày tỏ lịng tơn kính đến các vị thần linh để cầu mong may mắn, con cháu đầy đàn. Hàng năm vào các dịp lễ, du khách thập phương đến các đền tháp ngày càng đơng. Tháp Po Klaung Garai vào dịp lễ Katê đón hàng ngàn lượt khách về tham gia lễ hội. Từ đồng bào Chăm đến người dân ở các vùng lân cận về dự lễ. Hiểu được nhu cầu của du khách nên các nhà làm du lịch đã khai thác lễ hội Chăm trong lĩnh vực du lịch với các tour tham quan kết hợp với chương trình dự lễ tại các đền tháp. Đây là hoạt động rất độc đáo để du khách có thể vừa tham quan di tích vừa tận hưởng khơng khí lễ hội, hịa mình vào yếu tố tâm linh để cầu mong an lành trong cuộc sống.

Du lịch tham quan nghiên cứu: Bên cạnh bản sắc văn hóa, các cơng trình kiến trúc, đền tháp Chăm ln là tâm điểm chú ý của mọi người. Đã có rất nhiều chương trình du lịch được tổ chức cho những du khách là những đối tượng thích tham quan nghiên cứu kiến trúc độc đáo của hệ thống đền tháp Chăm. Những huyền thoại về những đền tháp từ thời các vua Chăm ln là điều bí ẩn đối với khách tham quan nghiên cứu. Những bia kí trên đền tháp đến những hình mẫu, tượng thờ ln là điểm hút đối với những ai muốn tìm hiểu về Champa. Chính vì vậy, bên cạnh việc đón du khách tham quan thì nhu cầu nghiên cứu luôn là mục tiêu để du khách đến với Ninh Thuận, đến với tháp Chăm.

Du lịch cộng đồng: Hiện nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người càng cao. Du lịch cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu của du khách thì địi hỏi ngành du lịch phải khơng ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Không những phục vụ cho du khách ở xa mà mục tiêu là phục vụ cho cả một cộng đồng xã hội trong và ngoài nước. Việc phát triển các làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt,… đến các dịp lễ hội là điều kiện để phát triển du lịch văn hóa Chăm trong cộng đồng. Điều này góp phần nâng cao cuộc sống của cộng đồng Chăm và tạo cho họ sự hòa đồng, thoải mái hơn khi giao tiếp và hướng dẫn du khách. Thiết nghĩ sự gắn kết cộng đồng với du khách sẽ là lời quảng cáo chân thành nhất về văn hóa dân tộc Chăm đến với du khách gần xa.

3.1.2.3. Phát triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch

Tiếp tục phát triển các làng nghề du lịch - văn hóa nhằm khuyến khích, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng hàng lưu niệm. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng và phát triển các tuyến du lịch làng nghề.

Hình thành các điểm thơng tin du lịch tại các nơi công cộng như nhà ga, bến xe, trung tâm thương mại, các khu du lịch trọng điểm, các trung tâm đô thị, thị trấn, huyện lị.

Muốn biến một di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch văn hóa là một điều khơng dễ thực hiện. Trước hết chúng ta cần tạo ra “sản phẩm văn hóa”. Văn hóa với tư cách là giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa xuất phát từ hoạt động dân cư của cộng đồng dân tộc Chăm nhằm phục vụ du lịch. Để di sản văn hóa trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn thì cần phải có một chương trình tổ chức, quy hoạch cụ thể, thiết kế và quảng bá cho mọi người đều biết.

Phải nói rằng một trong những hạn chế trong hoạt động du lịch các tỉnh miền Trung và cả Ninh Thuận là chưa xác định rõ sản phẩm du lịch văn hóa, chưa khai thác tốt lợi thế văn hóa của địa phương mình. Điển hình là nhiều di sản văn hóa vẫn cịn tồn tại dưới dạng tiềm năng chưa được phát huy hiệu quả. Các ngôi nhà truyền thống của người Chăm, các món ăn đến những di tích lịch sử… đều là những giá trị văn hóa cần được quan tâm hơn nữa. Lễ hội Chăm là hoạt động thường niên của làng, tuy nhiên để biến thành sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch lễ hội thì phải được tổ chức một cách quy mơ, có sự quan tâm, phối hợp chỉ đạo của địa phương để tăng tính hiệu quả. Một di sản văn hóa thì cần đảm bảo tính chân thực, ngun bản của di sản. Để đạt được đó thì cần thực hiện cơng tác quản lí, trùng tu một cách khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)