Nét đặc sắc trong văn hóa Chăm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 37 - 66)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

2.2. Các điều kiện tác động đến sự hình thành và phát triển văn hóa Chăm

2.2.4. Nét đặc sắc trong văn hóa Chăm

2.2.4.1. Phong tục tập quán

Truyền thống kinh tế

Người Chăm định cư trên dải đất miền Trung với đặc điểm địa hình là miền đất hẹp, kéo dài và được cấu tạo bởi ba vùng: Núi – Đồng bằng – Biển cả. Khí hậu nơi đây khắc nghiệt, khơ ẩm, nhiều nắng, ít mưa. Điều kiện tự nhiên, mơi trường địa lí đó đã hình thành nên các hoạt động kinh tế của người Chăm.

Trong nền kinh tế truyền thống của mình, người Chăm có một nền nơng nghiệp phát triển khá sớm. Từ lâu họ đã biết đắp đập khai mương để trồng lúa nước mà đến nay vẫn còn các dấu vết các cơng trình thủy lợi như đập Nha Trinh và đập Marên. Họ có kĩ thuật canh tác lúa nước khá cao. Tùy theo loại ruộng như ruộng gò, ruộng cát, ruộng sâu mà họ có kĩ thuật canh tác và sử dụng các loại giống lúa khác nhau. Người Chăm đã biết sử dụng nhiều giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao như loại giống lúa chiêm, lúa mùa…

Đạp nước Nha Trinh (Chakling), dài 385m, cao 5m, rộng 3m chảy qua các thơn: Tháp Chàm, An Nhơn, Phước Nhơn, Gị Đền…Theo thống kê, hệ thống mương đấp Nha Trinh cung cấp nước cho một vùng canh tác rộng 12.800ha thuộc hai huyện Ninh Sơn và Ninh Hải.

Bên cạnh làm ruộng nguời Chăm còn là những người làm vườn giỏi. Họ trồng nhiều hoa màu và cây ăn trái như ngô, khoai lang, đậu xanh, đậu nành, chuối, dừa, hồ tiêu. Bên cạnh nghề nông, người Chăm cịn khai thác những khu rừng lớn có các loại gỗ mun, trầm hương, vỏ cây làm thuốc nhuộm. Người Chăm còn làm các nghề biển, họ là những thủy thủ can trường, là những người buôn bán giỏi.

Kinh tế truyền thống của người Chăm bao gồm cả nghề nông, nghề đi biển và khai thác rừng. Ba hình thái kinh tế đó đã góp phần làm cho đời sống người Chăm phát triển phồn thịnh và hiện nay còn in dấu đậm nét trong lễ hội Chăm. Tuy nhiên ngày nay một số ngành kinh tế truyền thống đã bị mất đi. Hiện người Chăm khơng cịn nghề đi biển. Tuy một số làng Chăm Ninh Thuận như Bĩnh Nghĩa, Tuấn Tú vẫn còn sống gần biển nhưng họ không làm nghề biển mà lại quay lưng với biển. Ngày nay, đa phần người Chăm làm nghề nơng, một số ít chăn ni và khai thác rừng. Họ vẫn phát huy truyền thống làm lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoạt động nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo trong đời sống kinh tế của người Chăm hiện nay.

Bên cạnh đó, chúng ta khơng thể phủ nhận những thành tựu mà người Chăm đã đạt được trong phát triển các ngành thủ cơng truyền thống. Ngồi nghề gốm người Chăm cịn có nghề dệt vải, điêu khắc, luyện kim, nghề đóng thuyền, đan lát, mây tre…

Nghề gốm: Hiện nay ở Ninh Thuận còn tồn tại duy nhất một làng gốm Bầu Trúc. Gốm ở đây là gốm cổ truyền, làm bằng tay, khơng có bàn xoay. Gốm được trang trí nhiều loại hoa văn như: hoa văn khắc vách, sóng nước, các hoa văn hình học. Gốm Bầu Trúc được nung lộ thiên với ít nhiên liệu là củi và rơm nhưng vẫn cho ra sản phẩm tròn trịa, nhiều sắc màu khác nhau: gốm chín đỏ, chín xám, đen, xanh, vàng. Sản phẩm gốm Bầu Trúc có nhiều loại như: lu, chậu, lị nấu, đồ đựng và các sản phẩm nơng nghiệp, đồ dùng để cúng tế. Sản phẩm gốm được ưa chuộng trên thị trường và được trao đổi với các cư dân quanh vùng như một số tỉnh miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên nước ta.

Nghề dệt: Nghề dệt thủ công truyền thống của người Chăm cách đây không lâu là nguồn cung cấp vải mặc cho cộng đồng Chăm và các cư dân trong vùng như Raglai, Chu ru, Ê đê. Nghề dệt người Chăm đã từng tạo nên sản phẩm nổi tiếng và chất lượng cũng như nghệ thuật trang trí hoa văn trên vải. Những trung tâm dệt vải Chăm trong các vương triều trước thế kỉ XVII đã sản xuất được các loại bông sợi tơ, các tấm vải may quần áo cho vua chúa và dân thường.

Ngày nay nghề dệt vẫn còn lưu truyền và phát triển ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ. Nghề dệt Chăm rất công phu, phức tạp từ trồng bông, tách bông, quấn sợi, se chỉ, cho đến dệt vải. Ngày nay trong kĩ thuật dệt họ đã bỏ qua các khâu trên mà dệt từ sợi chỉ cơng nghiệp. Với kỹ thuật dệt đã đạt trình độ tinh xảo. Phụ nữ Chăm đã tạo nên nhiều hoa văn và màu sắc đẹp mắt như hoa văn quả trám, hoa văn cách điệu hình Rồng, chân Chó, chân Chim. Sản phẩm như váy, áo, khăn đội đầu, khăn quấn, các loại vải trải bàn, trải giường. Nghề dệt là nguồn thu nhập kinh tế chính của người Chăm ở hai làng Mỹ Nghiệp và Chung Mỹ.

Nghề luyện kim: Nghề luyện kim của người Chăm cũng đã một thời nổi tiếng. Ngày nay, qua các hiện vật sưu tầm ở các Bảo tàng và các bộ sưu tầm cá nhân cho ta thấy người Chăm có nhiều hàng thủ cơng tinh xảo. Sản phẩm thủ công là những đồ trang sức, vật dụng bằng vàng, bạc, sắt, đồng được người Chăm sử dụng để dâng cúng cho thần thánh, phục vụ vua chúa, giai cấp quí tộc và trong đời sống hàng ngày. Những vật cổ Champa đáng chú ý được biết đến là các loại vương miện, khuyên tai, bông tai, hạt chuỗi bằng đá, thủy tinh, vàng, bạc. Ngồi ra cịn có các loại bình, bát, vịng tay bằng vàng, bạc có niên đại thế kỉ XVII trở về sau đều là những đồ vật quý giá được trang trí, chạm khắc nhiều dáng vẻ tinh xảo và đẹp mắt.

Các nghề thủ công truyền thống khác: Bên cạnh nghề gốm, nghề dệt, điêu khắc, luyện kim, người Chăm cịn có nghề thủ cơng khác như nghề đóng thuyền, nghề đan lát, mây tre. Tuy nhiên một số nghề hiện nay đã bị thất truyền. Chẳng hạn, nghề đóng thuyền, trước đây người Chăm phát triển nghề đi biển mạnh, họ đã đóng được những chiếc thuyền lớn vượt biển đi Trung Quốc, Java, Mã Lai. Nhưng đến nay, nghề đóng thuyền, nghề đi biển của người Chăm đã mất đi trong đời sống mà chỉ còn lại một số dấu vết của những chiếc thuyền gỗ vượt biển trong lễ hội Chăm.

Người Chăm còn phát triển nghề đan lát, mây tre, đóng xe trâu, đan thùng, mủng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất nơng nghiệp. Nghề thủ cơng này khơng cịn phổ biến trong làng mà chỉ cịn rải rác ở một số hộ gia đình ở các làng khác nhau lưu giữ.

Nhìn chung, nghề thủ cơng truyền thống của người Chăm phong phú và có một thời kì phát triển rực rỡ. Điều này cho thấy từ xa xưa nền kinh tế người Chăm cũng phát triển mạnh. Ngồi nghề nơng, đi biển thì họ cịn phát triển các nghề thủ cơng, một nghề có nhiều sản phẩm đa dạng đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế người Chăm.

Làng: Người Chăm sống tập trung thành những “palei” riêng biệt, tương tự như

“làng” ở Việt Nam.

Người Chăm ở Ninh Thuận định cư trên những vùng gò đất cao, xung quanh là ruộng lúa và nương rẫy. Mỗi palei có khoảng từ 300 – 400 hộ gia đình, tập hợp bởi nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Các khn viên nhà được bố trí theo hướng bắc – nam. Trong mỗi palei Chăm đều có một đền thờ thần (sang Po yang) và ở đầu làng có nhà làng (sang palei). Cách palei khơng xa thường có một nghĩa địa (Kút, Ghơr). Mỗi palei Chăm đều có đơn vị quản lí hành chính thơn, đồn Thanh niên, hội Nơng dân. Bên cạnh đó cịn có Hội đồng phong tục (Hội đồng già làng) chăm lo cúng tế và cùng với chính quyền tham gia giải quyết những vụ bất đồng của các thành viên trong làng liên quan đến phong tục, tập quán. Palei Chăm có luật tục riêng gọi là adat.

Gia đình: Được tổ chức theo hình thái mẫu hệ, bao gồm gia đình lớn (mưngawơm

pruang) và gia đình nhỏ (mưngawơm sít). Thành viên cơ bản trong gia đình được tính theo truyền thống bên mẹ. Trong mỗi gia đình có đàn bà lớn tuổi đứng đầu gọi là “Po sang” (chủ nhà). Các gia đình có chung một mẹ sinh ra thường bố trí chung nhà ở trong một khuôn viên. Tương tự như vậy, các gia đình cùng chung một dịng họ phía mẹ thường bố trí nhà cửa cùng dải với nhau. Mỗi dịng họ có một tộc trưởng đứng đầu gọi là “akauk gơp”. Ngày xưa, trưởng tộc là đàn bà, ngày nay được thay thế bởi đàn ơng. Nhiệm vụ của trưởng tộc là quản lí các thành viên, giải quyết các vấn đề thắc mắc giữa các thành viên, chăm lo, tổ chức cúng tế những lễ nghi liên quan đến tộc họ. Mỗi dòng họ trong làng được phân biệt với nhau bằng nghĩa địa của dịng họ mẹ (Kút, Ghơr). Mỗi dịng họ có một vật thờ tổ gọi là “Chiết atâu”.

Đơn vị cơ bản của hệ thống thân tộc người Chăm là mẫu hệ gia tộc. Những mối quan hệ bên mẹ là quan hệ thân thuộc và quan trọng nhất. Tổ tiên được thờ phụng là tổ tiên bên mẹ. Quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái út. Phụ nữ Chăm nắm quyền quyết định trong gia đình. Vai trị cậu được đề cao và vẫn cịn chi phối mạnh mẽ trong gia đình người Chăm hiện nay.

Nhà ở: Gia đình Chăm theo chế độ mẫu hệ, những gia đình chung dịng họ mẹ đều ở

quanh một khn viên. Các nhà đều được bố trí thành một dãy quanh khn viên của gia đình.

Thang yơ (nhà tục) là chổ ở của con cái đầu khi mới lấy chồng. Khi em gái kế lấy chồng thì hai vợ chồng này ở thang yơ, còn vợ chồng thứ nhất chuyển sang ở thang mưyâu,

cha mẹ và con cái chưa lập gia đình thường ở thang gar. Những sinh hoạt chung của gia đình thường diễn ra ở thang tơy (nhà khách) và chung một nhà bếp (thang gin).

Hôn nhân: Chế độ hơn nhân của người Chăm cịn biểu hiện khá đậm nét những đặc

điểm truyền thống của dân tộc, yếu tố tơn giáo ít nhiều đã ảnh hưởng đến hơn nhân trong cộng đồng người Chăm.

Hôn nhân đồng tôn giáo là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân của người Chăm. Trên thức tế, người Chăm có 3 tơn giáo lớn là Chăm ảnh hưởng Bàlamôn (Chăm Ahiêr), Chăm ảnh hưởng Hồi giáo (Chăm Awal / Bàni) và Chăm Islam. Thành viên trong cộng đồng tơn giáo chỉ có quyền cưới vợ trong nội bộ tơn giáo của mình.

Hơn nhân đồng dân tộc được coi là nguyên tắc trong chế độ hôn nhân của người Chăm. Dù từ lâu người Chăm đã cư trú với người Việt và các dân tộc khác nhưng hôn nhân giữa người Chăm và người Việt cũng như các dân tộc khác thường rất ít. Có chăng là trường hợp chồng Chăm vợ Việt, còn chồng Việt vợ Chăm thì hầu như khơng có.

Hơn nhân đồng tộc (nội hơn tộc người) là một nguyên tắc phổ biến hầu hết các dân tộc trên thế giới. Ngày nay, đặc trưng đó cịn lưu giữ được mức độ đậm nhạt ra sao là ở sự khác nhau giữ các dân tộc, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và cả yếu tố tâm lí.

Ngoại hơn dịng họ là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân của người ở miền Trung. Những người có quan hệ thân thuộc tính theo dịng truyền thống bên mẹ, mà người Chăm gọi là phía họ nội thì dù xa đến mấy đời cũng khơng được có quan hệ hơn nhân với nhau. Nếu hôn nhân xảy ra giữa các thành viên trong dịng họ thì phải làm lễ tạ tội tại Kút hay nghĩa địa.

Phong tục cưới xin và tang ma

Lễ cưới: Người Chăm quan niệm rằng trong suốt thời gian một năm có những ngày

lành tháng tốt nhất định để cưới hỏi, xây tổ ấm gia đình. Những ngày lành được tập trung vào các tháng của lịch Chăm. Đối với người Chăm, để tiến tới đám cưới chính thức phải tiến hành những bước quan trọng như lễ đi chơi hay lễ bỏ trầu, lễ hỏi và lễ cưới…tấc cả tạo thành một hệ thống lễ nghi cưới xin khá phong phú.

Lễ cưới của người Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamơn) có phần đơn giản. Họ không rước rể về nhà gái trước một ngày mà họ tiến hành vào sáng ngày tổ chức lễ thành hơn. Nhà gái mang trầu cau ra tiếp địn nhà trai và đợi đến giờ làm lễ. Đến giờ, ông mai dắt chú rể vào phịng the (nơi cơ dâu đang đợi) lấy miếng trầu đưa cho cô dâu một nửa và cô dâu xẻ ra hai phần cho hai người cùng ăn. Từ đó, chàng rể chính thức trở thành thành viên

bên gia đình nhà gái. Sau ngày cưới, đơi vợ chồng trẻ chỉ được nói chuyện với nhau nhưng khơng được “gần nhau” đợi đến ngày thứ ba, đôi vợ chồng mang lễ vật của nhà gái về nhà trai viếng thăm cha mẹ họ hàng nhà trai.

Lễ cưới người Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo) có nhiều khác biệt. Họ bị ràng buộc bởi giáo luật Islam, vị trí người nữ khơng được coi trọng cho nên hôn nhân là do cha mẹ bên nhà trai quyết định. Sau khi hai bên thuận lịng thì ơng mai nhà trai đem bánh, trái cây đến nhà gái và báo tin cho bà con họ hàng. Nhà trai phải đưa tiền cưới, quần áo, nữ trang để nhà gái chuẩn bị lễ cưới. Lễ cưới diễn ra hai ngày, ngày đầu cả nhà trai và nhà gái đều chuẩn bị để tiếp đón khách, tối đến nhà trai tụ họp đơng đảo bạn bè vui chơi, cịn các cơ gái thì tụ họp nhau bên nhà gái để khích lệ cơ gái.

Lễ cưới chính thức diễn ra bên nhà gái, đây là một tàn dư của văn hóa gia đình mẫu hệ. Lễ được tổ chức vào ngày thứ hai, họ hàng, bạn bè nhà trai tụ họp để chuẩn bị đưa rể về nhà dâu. Tại nhà gái, khi đưa rể đến khách khứa được mời ngồi ở gian nhà ngồi cịn chú rể được đưa vào gian trong gặp cô dâu. Trong lễ Kapol, người chủ hôn bên gái (wali) nắm tay chú rể và một chức sắc trong đạo đọc “khotbah” đó là những khuyến cáo về hơn nhân, nghĩa vụ phu thê mà đạo luật nghiêm cấm. Sau đó, người chủ hôn nắm tay chàng rể tuyên bố với mọi người rằng người con gái đã cho chàng rể và đọc số tiền cưới. Tại phịng the, cơ dâu ngồi xếp trên giường, có bà muk nok ngồi đằng sau che chở và phịng mọi bất trắc. Sau đó ơng wali dắt tay chàng rể bước vào trước mặt cô dâu và đặt hộp trầu làm lễ. Tối hơm đó, người ta tổ chức “lễ buộc mùng” bằng một số người phụ nữ có con đàn cháu đống đến phịng cơ dâu và giăng mùng, sửa soạn mùng chiếu cho đôi tân hôn nhằm đem lại hạnh phúc cho họ. Đến ngày thứ ba, cha mẹ và họ hàng chú rể đến thăm vợ chồng mới để tặng quà và đồ dùng hằng ngày để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình riêng.

Tang lễ: Ở người Chăm tang lễ bị chi phối đậm nét bởi tơn giáo nên có sự khác nhau

giữa các nhóm Chăm Awal (ảnh hưởng Hồi giáo), Chăm Ahiêr (ảnh hưởng Bàlamôn) và Chăm Islam.

Tang lễ của người Chăm Bàlamơn có nhiều nghi thức rất phức tạp. Từ nghi thức cho người chết ăn đến lễ nhập Kút đều mang đậm dấu ấn đạo Bàlamôn. Người Chăm Bàlamôn quan niệm phải tiêu hủy xác chết, lấy tro, xương cốt bỏ xuống sơng, xuống biển. Đó là biểu hiện của thần Siva là hủy diệt để tái tạo. Tuy nhiên, để tưởng nhớ, người thân trong gia đình lấy 9 mảnh xương trán của người chết đem về thờ phượng. Kút là mộ chí của người Chăm Bàlamơn. Kút là một phiến đá hình người với nhiều dáng điệu trang nghiêm như một pho

tượng thờ. Các phiến đá được xếp trong một túp lều bốn mái sơ sài. Đó chính là nghĩa địa theo dịng mẹ của đồng bào Chăm Bàlamơn. Người chết sau khi đã hỏa thiêu, người ta lấy 9 mảnh xương trán, mài nhẵn bỏ vào hộp klong, đó là một hộp tròn bằng đồng hay thiếc. Đầu tiên người ta chôn hộp klong để tránh kẻ trộm đánh cắp, sau một tháng người ta tổ chức lễ lớn để chôn Kút cùng một lượt gọi là lễ nhập Kút. Các Kút được xếp trong lều theo hàng dọc hướng mặt về phía bắc. Ngồi dịp mở Kút để đem chôn xương cốt người nhập Kút,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 37 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)