Doanh thu từ hoạt động thu phí ở tháp Po Klaung Garai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 74)

đoạn 2005 - 2010 45,000 Người 40,000 35,000 30,000 39,116 37,912 38,496 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 18,456 17,364 2005 2006 2007 2008 2009 859 2010 Nội địa Quốc tế Năm

Giai đoạn 2008 – 2009 lượng khách đến tháp giảm 2.188 lượt. Nguyên nhân do đã mở tuyến đường từ Nha Trang lên Đà Lạt dẫn đến lượng khách đến tháp giảm. Mặt khác, năm 2008 áp dụng giá vé mới là 10.000 đồng/ vé nên lượng khách nội địa quanh vùng giảm, trong khi khách quốc tế tăng mạnh. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và khủng hoảng kinh tế dẫn đến lượng khách du lịch giảm. Đến năm 2010 lượng khách nội địa đến tháp tăng trở lại do kinh tế ổn định, kiểm soát được dịch bệnh và địa phương đã có những chương trình quảng bá du lịch hiệu quả hơn.

Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động thu phí ở tháp Po Klaung Garaigiai đoạn 2005 – 2010 giai đoạn 2005 – 2010 Đvt:nghìn đồng 519 6, 32,489 12 156 4, 8,793 ,185 5,

Doanh thu

Năm Phí tham quan Dịch vụ khác Tổng doanh thu

2005 109.565 15.925 125.490 2006 107.600 16.530 124.130 2007 239.545 81.298 320.840 2008 404.030 155.734 559.764 2009 390.080 106.238 496.318 2010 443.550 101.241 544.791

Nguồn: Báo cáo hoạt động của Bảo Tàng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005-2010

Đối với khách quốc tế, năm 2005 lượng khách quốc tế đến tháp Po Klaung Garai là 3.457 lượt đến năm 2008 thì có sự tăng vượt bậc là 12.185 lượt khách (tăng 8.728 lượt). Nhưng đến 2010 thì lượng khách giảm mạnh chỉ cịn 5.849 lượt khách (tăng 6.326 lượt trong 2 năm). Nguyên nhân do địa phương khơng đổi mới chương trình quảng bá, thu hút du khách. Các nhà làm du lịch không xây dựng những tour, tuyến mới hoặc khơng có sự liên kết giữa các tuyến ngoài tỉnh. Mặt khác chất lượng phục vụ du lịch tại địa phương còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp, các dịch vụ kèm theo như khu ăn uống, vui chơi, giải trí quanh khu vực tháp khơng phát triển nên không thu hút khách quốc tế đến tham quan tháp.

Doanh thu ở tháp Po Klaung Garai phụ thuộc vào lượng khách đến tham quan từ phí bán vé. Giai đoạn 2006 – 2007 lượng khách đến tháp tăng mạnh dẫn đến doanh thu tăng vượt bậc, tăng 258,47%. Nhìn chung, doanh thu tăng liên tục qua các năm do địa phương đã có những hoạt động văn hóa kèm theo vào các dịp lễ để thu hút khách. Ngoài ra, việc phát triển các gian hàng lưu niệm, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của người Chăm tai Nhà trưng bày đã góp phần làm tăng doanh thu của tháp.

Hình 2.3. Biểu đồ doanh thu từ hoạt động thu phí của tháp Po Klaung Garai giai đoạn 2005 – 2010

600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu Năm 2.3.2. Lễ hội truyền thống

Hằng năm, những lễ hội ở các đền tháp Chăm là các lễ hội lớn, liên quan không chỉ với một làng nào mà thường là nhiều làng. Với những làng người Chăm Ahier (chăm ảnh hưởng Bàlamơn) gần như sự phân cơng có từ lâu đời, họ đều thuộc về một trong 3 đền tháp, đứng đầu là một ông cả sư, một chức vụ cao nhất trong hệ thống chức sắc Bàlamôn của người Chăm. Khu vực tháp Po Rome (6 làng), khu vực đền Pô Nagar (3 làng), khu vực tháp Pô Kraung Garai (7 làng).

Trong hệ thống các nghi lễ của người Chăm Ahiêr thì lễ Katê là quan trọng nhất và các đền tháp là nơi tiến hành lễ hội Katê đầu tiên trong năm. Lễ Katê là dịp để người Chăm đến thực hiện các nghi thức tơn giáo của mình tại các đền tháp, thể hiện niềm tin của mình đối với các vị thần Siva, Visnu, Brahma. Đặc biệt hơn là việc thể hiện lịng tơn kính đối với các vị vua Chăm đã có cơng cho đất nước Champa. Sau khi nghi thức tại các đến tháp hồn tất thì người Chăm tiến hành lễ Katê tại làng, gia đình, nơi mà họ đang sinh sống. Lễ Katê ở gia đình nhằm để nhớ ơn ông bà, tổ tiên và hàng năm họ thực hiện nghi thức cúng tế bằng các mâm cơm, bánh trái dâng lên cho tổ tiên, dịng tộc.

Đối với nhóm Chăm Bàni chịu ảnh hưởng Hồi giáo thì các nghi lễ diễn ra ở các thánh đường của các thơn làng. Đó là các nghi lễ Suk Yơng (kinh hội), tổ chức 3 năm một lần,

Nghìn đồồng 559,764 544,791 496,318 320,840 125,490 124,130

luân phiên giữa các thánh đường trong ngày thứ sáu, nghi lễ Ramvan (Lễ ăn chay), bao gồm một hệ thống các nghi lễ nhỏ trong tháng ăn chay.[13, tr.120 – 125]

Người Chăm Ninh Thuận phần lớn là Chăm Ahiêr (ảnh hưởng Bàlamơn). Vì vây, lễ Katê được tổ chức rất trang nghiêm. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hàng năm lễ Katê của người Chăm đều được mọi dân tộc biết đến qua hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm hướng mọi người đến với nền văn hóa Chăm độc đáo. Điển hình là năm 2000 đánh dấu sự trở lại của lễ hội truyền thống Chăm. Với chủ để “Ngày hội văn hóa Chăm –

Katê – 2000” được tổ chức với qui mô lớn. Lần đầu tiên các văn nghệ sĩ, các nghệ nhân

người Chăm trong cả nước đều hội ngộ về xứ Tháp với những sắc màu văn hóa Chăm được giao lưu với các vùng văn hóa khác nhau. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ VHTT Võ Hồng Quang “ ngày hội văn hóa Chăm – Katê lần thứ nhất 2000 thực sự đã trở thành Fetival của người Chăm. Đây là lần đầu tiên người Chăm có dịp gặp gỡ, giao lưu văn hóa nghệ

thuật dân gian của dân tộc mình”. Tiếp theo Ninh Thuận đã tổ chức thành công “lễ hội

Festival Ninh Thuận 2007”. Có thể khẳng định rằng, Ninh Thuận đã “bứt phá” trong việc

tăng trưởng lượt khách và thu nhập trong ngành du lịch.

Tháp Po Klaung Garai là nơi diễn ra lễ hội Katê hàng năm. Du khách đến đây với mong muốn tìm hiểu về các nghi thức cúng tế tại các đền tháp gồm vật lễ, nghi thức cúng, mở cửa tháp, lễ tắm tượng…để giải mã những quan niệm, tín ngưỡng của người Chăm trong lễ Katê. Ngồi ra những du khách cịn đắm mình trong điệu múa lễ của người Raglai, của các cô gái Chăm và những câu hát lễ của các vị thầy cúng. Vào dịp lễ này, cịn có sự giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các cộng đồng Chăm trong cả nước như người Chăm ở An Giang, Tp. HCM. Điều này đánh dấu sự hòa hợp và thống nhất trong cộng đồng dân tộc Chăm.

Theo ước tính của Bảo Tàng văn hóa Chăm Ninh Thuận, hàng năm vào dịp lễ Katê thì tháp Po Klaung Garai tiếp đón khoảng 5.000 du khách. Đây là kết quả đáng khích lệ để người Chăm tự hào về văn hóa của mình. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cùng phối hợp với người Chăm để buổi lễ Katê được thành công. Bằng việc xây dựng các kế hoạch, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí nhằm phục vụ người dân vui chơi trước và sau lễ Katê, tập trung ưu tiên phục vụ cho người Chăm theo đạo Bàlamôn.

Trong năm 2011, UBND tỉnh Ninh Thuận được Bộ VHTT - DL giao cho tổ chức 2 sự kiện lớn gồm “Liên hoan làng biển Việt Nam” và “Lễ hội Chăm – Katê 2011”, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 01 – 04 tháng 8 năm 2011. Đây là cơ hội để quảng bá Du lịch Ninh Thuận,

khẳng định tiềm năng du lịch biển, kết hợp với du lịch văn hóa Chăm thơng qua các làng nghề truyền thống cùng các kiến trúc đền tháp. Đây là dịp để tôn vinh các lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian của cư dân ven biển như lễ hội nghinh ông, hát múa bả trạo, múa náp, múa siêu, hị biển, các mơn thể thao biển như đua ghe, chèo thúng. Đây là dịp để đưa văn hóa – nghệ thuật Chăm đến mọi người.

Tuy nhiên, do một vài yếu tố khách quan mà cho đến nay việc phát huy bản sắc văn hóa Chăm vào các dịp lễ vẫn bị hạn chế. Do điều kiện cuộc sống khó khăn nên việc đón lễ Katê cịn trong điều kiện thiếu thốn hoặc chỉ tổ chức các nghi thức đơn giản hoặc vài ba năm mới tổ chức một lần. Điều này làm mất đi tình nhất quán trong ngày lễ của người Chăm. Mặc khác, lễ Katê chủ yếu tổ chức ở tháp Po Klaung Garai nhưng do thiếu kinh phí nên việc trưng bày các hiện vật, các sản phẩm trưng bày, gian hàng lưu niệm tại Nhà trưng bày thiếu yếu tố đặc sắc. Ngồi ra, cơng tác trùng tu còn đang tiến hành ở tháp Po Rame nên việc đón lễ Katê tại tháp gặp khó khăn, chủ yếu phục vụ cho người Chăm tại địa phương chứ chưa đưa vào đón khách du lịch. Điều này ảnh hưởng lớn nhu cầu tham quan của du khách và làm giảm doanh thu du lịch của tỉnh.

2.3.3. Các làng nghề thủ công truyền thống

Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận có ba làng nghề truyền thống của người Chăm là làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng dệt thổ cẩm Chung Mỹ. Cả 3 làng này đều thuộc huyện Ninh Phước với tổng số người Chăm 38.807 người, chiếm 57,7% tổng người Chăm tỉnh Ninh Thuận.

Làng gốm Bàu Trúc: Làng Bàu Trúc hay cịn gọi là thơn Vĩnh Thuận có tên gốc theo

địa danh Chăm là “Paley Hamu Trok”. Năm 1964 Phan Rang xảy ra một trận lũ lụt lớn nên làng được dời đến địa điểm mới hiện nay gọi là làng Bàu Trúc. Làng Bàu Trúc hay thôn Vĩnh Thuận được người dân dùng để chỉ một làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận.

Thôn Bàu Trúc nằm cạnh quốc lộ 1A, cách Phan Rang 9 km về hướng Nam. Khí hậu nơi đây có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 - 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 - 8 năm sau. Mưa chỉ 60 ngày trong thời gian 3 tháng. Mùa khơ rất nóng, kéo dài, nhiệt độ

trung bình 29 - 330C, độ ẩm khá cao.

Theo số liệu Cục thống kê Ninh Thuận năm 2009, dân số Ninh Thuận hơn 565.677 người trong đó có 67.274 người Chăm, chiếm 11,8% dân số tồn tỉnh. Riêng thơn Bàu Trúc

là một làng trong tổng 22 làng của người Chăm Ninh Thuận. Thơn Bàu Trúc có tấc cả 575 hộ với tổng nhân khẩu là 4.500 người trong đó có 117 hộ biết làm nghề gốm với hơn 400 lao động.

Gốm Chăm Bàu Trúc là loại gốm làm bằng tay, khơng có bàn xoay. Gốm được nung

ngoài trời với nhiệt độ khoảng từ 500 – 6000C. Gốm khi đun chín có màu vàng, đỏ, đỏ hồng,

xanh nấu, đen…Gốm Bàu Trúc có xương gốm dày, thơ có trộn loại cát nhỏ, mịn. Gốm được trang trí hoa văn đơn giản, chủ yếu hoa văn trang trí ở vai, cổ gốm bằng những hoa văn hình học, hoa văn thực vật. Gốm Bàu Trúc có kích thước nhỏ nhưng lại phong phú về kiểu dáng. Để có một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, người thợ gốm Bàu Trúc phải trải qua nhiều công đoạn công phu, phức tạp từ khâu làm đất đến khâu tạo hình dáng cho gốm. Nguyên liệu làm gốm chủ yếu là đất sét, cát, nước. Ngồi ra người Chăm Bàu Trúc cịn dùng củi, rơm rạ,..

Chức năng sử dụng của gốm Bàu Trúc là dùng trong sinh hoạt hằng ngày như đồ đựng sản phẩm nông nghiệp, đồ đựng nước uống, sinh hoạt, đồ đung nấu thức ăn. Ngồi ra gốm cịn dùng để đựng đồ cúng tế trong các dịp lễ hội Chăm. Hiện nay, làng gồm Bàu Trúc luôn là điểm đến cho du khách mỗi khi đến Ninh Thuận. Đến đây, du khách được xem các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật làm gồm và được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm thủ công nhưng rất đặc sắc.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp: Làng Mỹ Nghiệp có tên gốc là Paley Caklaing, bắt

nguồn từ tên bà mẹ Chăm Caklaing – Bà có cơng lớn trong việc ni nấng vua Chăm Po Klaung Garai (1151 – 1205).

Trước đây, làng Mỹ Nghiệp và làng Chung Mỹ là một làng, sau đó làng Chung Mỹ tách ra thành một làng mới nằm ở phía nam làng Mỹ Nghiệp. Trải qua thời gian, làng Mỹ Nghiệp phát triển thành một ngơi làng hồn thiện, đơng dân và phồn thịnh như ngày nay. Làng Mỹ Nghiệp mang đậm dấu tích truyền thuyết về vua Po Klaung Garai

Sau năm 1992 khi Ninh Thuận và Bình Thuận tách thành hai tỉnh riêng biệt thì làng Mỹ Nghiệp được đổi thành “Khu phố 11”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Làng Mỹ Nghiệp nằm cạnh quốc lộ 1A, cách Phan Rang 10 km về hướng bắc. Làng Mỹ Nghiệp có cùng chung đặc điểm khí hậu với làng Bàu Trúc. Đất đai làng Mỹ Nghiệp kém màu mở, diện tích đất canh tác hẹp rất khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Đó là thời gian nhàn rỗi để người dân tập trung vào nghề thủ cơng là chính.

Làng Mỹ Nghiệp có tấc cả 500 hộ với tổng nhân khẩu là 3.500 người (trong đó có 25 hộ

người Kinh với dân số 154 người). Đất thổ cư là 10ha, bình quân 150 người/km2. Làng Mỹ

Nghiệp có dân số đơng nhưng diện tích đất canh tác ít nên người Chăm có nhiều thời gian nhàn rỗi trong việc phát triển nghề dệt. Hơn nữa đất đai ở đây khơ cằn, bạc màu; khí hậu khơ nóng, khơng thuận lợi cho việc trồng lúa, năng suất không cao nhưng lại thuận lợi cho việc trồng bông dệt vải. Làng Mỹ Nghiệp gần đường giao thông – Quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm trên thị trường.

Người Chăm làng Mỹ Nghiệp chủ yếu làm nghề nơng và dệt vải. Theo số liệu điều tra có đến 95% số hộ làm nghề dệt và chủ yếu do phụ nữ đảm nhận, cịn nghề nơng do đàn ông đảm nhận là chính.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp là một làng dệt truyền thống có từ lâu đời. Ở làng này, những kĩ năng, kĩ xảo của nghề dệt được người Chăm trao truyền cho nhau (mẹ truyền con nối) từ thế hệ này đến thế hệ khác. Người Chăm thường trồng bông vào mùa mưa và thu hoạch vào mùa nắng, mỗi năm trồng một vụ từ tháng 6-7 đến tháng 11-12 thì thu hoạch. Ngồi ra, nguời Chăm cịn sản xuất sợi tơ mà nổi tiếng là tơ tằm ở Mỹ Tường (Ninh Hải – Ninh Thuận). Tuy nhiên, nghề trồng bông, nuôi tằm của người Chăm sau năm 1975 đã biến mất và ngày nay được thay thế bằng những sợi chỉ công nghiệp.

Sản phẩm dệt của người Chăm phong phú, đa dạng. Mỗi loại vải, khổ vải và kiểu dáng hoa văn đều do khung dệt và kĩ thuật dệt quy định. Người Chăm có hai loại khung dệt: Loại dệt vải dạng tấm khổ rộng (chiều dài 3m, chiều rộng 0,4m) và dạng dệt vải khổ hẹp (chiều dài 1,5m, chiều rộng 1,2m). Hai loại khung trên được làm chủ yếu bằng gỗ và cây nứa. Mỗi khung dệt có nhiều bộ phận rời được lắp ghép lại với nhau.

Sản phẩm dệt của người Chăm phong phú và đa dạng. Từ hai loại khung dệt có đặc điểm khác nhau đã đưa đến sản phẩm dệt của người Chăm cũng khác nhau. Đối với khung vải khổ hẹp thì có sản phẩm là dây lưng, cặp váy… Cịn loại khung dệt khổ rộng thì sản phẩm là sà rơng, khăn trùm, vải đắp… Ngồi các sản phẩm trên, người Chăm còn dệt những túi vải đeo vai, túi cầm tay…

Nhìn chung chính sự phát triển của nghề dệt thổ cẩm đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của người Chăm thơng qua các trang phục nam, nữ với những hoa văn, màu sắc mang nét đặc trưng riêng.

Trước đây, các làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận chủ yếu sản xuất với mục đích tự cung tự cấp. Những sản phẩm gốm, dệt sản xuất ra chỉ để trao đổi với mặt hàng lương thực

như lúa, gạo hoặc trao đổi sản phẩm giữa các làng nghề để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Từ đó, hiệu quả kinh tế từ các làng nghề chưa cao dẫn đến việc người Chăm từ bỏ ngành nghề truyền thống để sang trồng lúa, hoa màu hoặc bỏ làng lên thành phố tìm việc. Điều này làm cho các làng nghề dần dần bị mai một và có nguy cơ biến mất.

Đứng trước tình hình đó, Nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư để khuyến khích,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)