Kết quả đạt được từ phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

2.4. Kết quả đạt được từ phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

Các di tích đền tháp là thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch. Theo tổng cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, năm 2006 lượng khách đến tham quan tháp Po Klaung Garai

chiếm 11%. Năm 2007 thì lượng khách đến tháp tăng chiếm tỉ lệ 22,98% nhưng sau đó lại giảm một cách đáng kể. Cụ thể năm 2008 cịn 11,03% đến 2009 thì tỉ lệ này chỉ cịn 6,83%. Tổng lượng khách đến Ninh Thuận tăng trong khi lượng khách đến tháp có xu hướng giảm là do việc khai thác tháp Po Klaung Garai chưa hiệu quả. Điều đó cho thấy việc đầu tư khai thác du lịch ở tháp chưa đạt kết quả khả quan, do cơng tác quảng bá hình ảnh tháp của cơ quan quản lí thật sự chưa thu hút du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu du khách. Các dịch vụ bổ trợ chưa có, việc bố trí các gian hàng q lưu niệm chưa hợp lí, sản phẩm khơng đa dạng gây sự nhàm chán cho du khách.

Bảng 2.6: Tỷ lệ khách tham quan tháp Po Klaung Garai so với tinh Ninh Thuận giai đoạn 2006 – 2009

Đvt: người

Số khách

Năm Ninh Thuận Tháp Po KlaungGarai Tỉ lệ %

2006 195.712 21.520 11,00

2007 208.500 47.909 22,98

2008 443.374 50.097 11,30

2009 571.000 39.008 6,83

Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2010

Các nhà làm du lịch chưa xây dựng những tuyến tour liên kết đến tháp. Cần có các chương trình văn nghệ tại tháp vào các dịp lễ và các ngày cuối tuần để làm tăng sự hấp dẫn và thu hút sự chú ý nhiều hơn của du khách. Điều này được thể hiện rõ qua doanh thu của tháp Po Klaung Garai so với tổng doanh thu toàn ngành du lịch của Ninh Thuận. Lượng khách chiếm tỉ trọng cao so với toàn ngành du lịch nhưng doanh thu lại chiếm tỉ trọng rất thấp. Cụ thể năm 2009, lượng khách chiếm tỉ trọng 6,83% nhưng doanh thu chỉ chiếm tỉ trọng 0,077% so với toàn tỉnh.

Bảng 2.7: Tỷ lệ doanh thu tháp Po Klaung Garai so với doanh thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 – 2009

Đvt: triệu đồng

Doanh thu

Năm Ninh Thuận Tháp Po KlaungGarai Tỉ lệ %

2006 294.404 124.130 0,042

2007 378.784 320.840 0,085

2008 517.398 559.760 0,108

2009 642.562 496.320 0,077

Hằng năm, vào dịp lễ Katê thì Ninh Thuận đón hàng nghìn lượt khách gần xa đến cùng chung vui với đồng bào Chăm. Đây là dịp để Ninh Thuận giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về con người, bản sắc văn hóa của người Chăm nơi đây. Mặt khác, lễ hội Katê là cơ hội để người Chăm trong tỉnh giao lưu văn hóa với cộng đồng Chăm trong nước như An Giang, Tp. HCM.

Bên cạnh doanh thu đạt được từ bán vé, các dịch vụ du lịch tại tháp Po Klaung Garai thì các làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận lại được mọi người biết đến. Những làng nghề truyền thống Chăm với những thợ thủ cơng đã góp phần tạo nên sức thu hút đối với du khách. Việc phát triển các làng nghề có một ý nghĩa rất lớn, vừa giúp đồng bào Chăm có việc làm, tạo thu nhập, vừa giữ được nét văn hóa truyền thống dân tộc.

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Các sản phẩm truyền thống: lu, chum, lọ, lò, ấm,… Sản phẩm gốm mỹ nghệ với nhiều kiểu dáng, họa tiết phong phú, đa dạng về chủng loại, màu sắc. Khi đến tham quan du khách được xem các nghệ nhân biểu diễn để tạo ra sản phẩm. Ngồi ra, sản phẩm gốm cịn phục vụ cho nhu cầu mua sắm của du khách.

Làng Mỹ Nghiệp và làng Chung Mỹ là hai làng dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm hiện nay. Các sản phẩm dệt thổ cẩm là vải tấm, vải dây, khăn tay, túi xách, chăn, ba lô… Trước đây các sản phẩm làm ra chủ yếu là để trao đổi lấy lương thực và các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày. Sau này, khi được sự hỗ trợ của địa phương thì sản phẩm đã trở thành hàng hóa thu hút du khách thơng qua các hội chợ, các Nhà trưng bày. Từ đó, du khách có nhu cầu đến tham quan, tìm hiểu về làng nghề Chăm. Nhờ vậy, mà các làng nghề Chăm đã góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa Chăm phát triển.

Hằng năm, lượng khách đến tham quan làng nghề Chăm càng nhiều do các sản phẩm của làng nghề đã được nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã. Điều này tạo nên hấp dẫn đối với du khách khi ghe thăm làng nghề.

Tuy đạt được những kết quả đáng kể nêu trên nhưng việc phát triển du lịch văn hóa Chăm vẫn cịn một số hạn chế:

Các chỉ tiêu về lượng khách và thu nhập từ phát triển du lịch văn hóa Chăm chưa đạt kết quả nhưng mong muốn, chiếm tỉ trọng thấp trong toàn ngành du lịch.

Các tổ chức du lịch của tỉnh và cơ quan quản lí văn hóa Chăm chưa có sự liên kết chặt chẽ trong khái thác và phát triển. Các dịch vụ du lịch văn hóa Chăm cịn hạn chế, đội ngũ

cơng tác trong ngành khơng có trình độ chun mơn cao, chưa qua đào tạo bài bản để phục vụ du lịch.

Việc trùng tu, quản lí khai thác hình ảnh tháp khơng thật hiểu quả. Cơ quan quản lí chưa hiểu rõ về văn hóa, tín ngưỡng Chăm dẫn đến cơng tác trùng tu, sửa chữa chưa hợp lí, làm mất đi tính nguyên bản của di tích và làm thay đổi cảnh quan vốn có của di tích.

Hoạt động du lịch lễ hội của tỉnh chưa được đặc sắc, ngoài lễ hội Katê diễn ra hằng năm dưới sự hỗ trợ của địa phương còn các lễ khác như Ramưwa, lễ Rija Inưgar… vẫn chưa được du khách biết đến.

Hoạt động các làng nghề gốm, thổ cẩm Chăm cịn mang tính tự phát, chưa được tổ chức với qui mơ lớn để. Cơng tác quản lí, đầu tư sản phẩm tại các Nhà trưng bày còn sơ xài, thiếu sự đa dạng về chủng loại.

Chưa triển khai xây dựng làng văn hóa – du lịch, hình thành các đội biểu diễn văn hóa. Hiện nay, các nhà trưng bày làng nghề dệt thổ cẩm và gốm thực hiện trưng bày sản phẩm chưa phong phú, chưa có kĩ thuật trang trí, chưa tạo điều kiện cho du khách tiếp cận quy trình sản xuất sản phẩm, văn hóa ẩm thực Chăm chưa được chú trọng

Các cơng trình trung tu đền tháp, đầu tư cơ sở hạ tầng ở các làng nghề phụ thuộc vào nguồn vốn, đầu tư không đồng bộ làm cho tiến độ dự án triển khai chậm, thời gian hồn thành dự án khơng đúng như dự kiến đã ảnh hưởng đến việc đưa vào khai thác. Khi cơng trình đã đưa vào khai thác thì vẫn cịn chấp vá, khơng đồng bộ làm ảnh hưởng đến hiệu quả toàn bộ cơng trình.

Khi các cơng trình đã đưa vào khai thác thì cơng tác quản lí, bảo dưỡng khơng được chú trọng dẫn đến các cơng trình bị xuống cấp khơng đúng với hình ảnh quảng bá của địa phương. Cụ thể là năm 2006, địa phương đã đưa vào hoạt động Nhà Trưng bày tại các làng nghề nhưng do công tác quản lí chưa tốt làm cho cơng trình bị hư hỏng nặng, các sản phẩm trưng bày cịn hạn chế, khơng thu hút du khách.

Các lễ hội Chăm truyền thống chưa thật sự thu hút khách do sự phối hợp giữa cơ quan địa phương và cộng đồng Chăm chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất trong tổ chức dẫn đến lễ hội còn đơn điệu, thiếu sự đa dạng trong văn hóa văn nghệ. Đội ngũ văn nghệ Chăm chưa được đầu tư, đào tạo chuyên nghiệp để đáp ứng như cầu thưởng thức văn nghệ của du khách. Cụ thể vào lễ hội Katê ở đền tháp khi du khách có nhu cầu thưởng thức ca múa Chăm truyền thống thì khơng đáp ứng được.

Phát triển du lịch văn hóa Chăm chỉ mang tính ngắn hạn, khơng được chú trọng đầu tư để du lịch văn hóa Chăm mang tính trường tồn.

Trước những vấn đề đặt ra, địi hỏi chính quyền địa phương và Nhà nước phải có những giải pháp để góp phần đưa văn hóa Chăm đến với cộng đồng và đặt biệt, văn hóa Chăm trở thành tiềm lực trong phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Vận dụng và thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư, bố trí nguồn vốn một cách hiệu quả, tiếp tục hỗ trợ xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại các làng nghề, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích đền tháp.

Tăng cường hoạt động quảng bá, tuyên truyền lễ hội Chăm đến với mọi người. Khôi phục các lễ hội Chăm truyền thống trên cơ cở chọn lọc và có sự hợp tác giữa người dân với chính quyền địa phương.

Đào tạo nghề và đào tạo tại chổ nguồn nhân lực tại các làng nghề, đáp ứng nhu cầu lao độngvới trình độ tay nghề cao. Xây dựng chương trình thu hút lao động có tay nghề, tăng cường công tác nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, định hướng tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với vùng, miền.

Thường xuyên mở các hội chợ làng nghề để trưng bày sản phẩm gốm, dệt đến với người du khách. Khuyến khích người Chăm tham gia các hoạt động triển lãm, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề và đa dạng hóa các sản phẩm thủ cơng truyền thống.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM TỈNH NINH THUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)