1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài liên quan đến phân
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc liên quan đến phân
phân quyền tài chính của Trung Quốc
Phân quyền nói chung và phân quyền tài chính nói riêng là một trong các chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trong giới khoa học tại Trung Quốc nhắc tới như một sự thành công về thay đổi thể chế của Trung Quốc, làm cho nền kinh tế của nước này có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu về kinh tế. Sự phân quyền đã mang lại những thành quả to lớn mà bản thân các nhà cải cách của Trung Quốc cũng gần như khơng dự đốn trước được. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này đang đến ngưỡng, đang tịnh tiến đến một điểm ngoặt, đòi hỏi một bước chuyển đổi khác trong thời gian tới.
Các tác giả Justin Yifu Lin và Zhiqiang Liu, với bài viết “Phân cấp tài
chính và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc” [105] đăng trên Tạp chí Kinh tế
và Kinh doanh Trung Quốc tháng 10 năm 2000 đã cho thấy phân cấp tài chính đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, nghiên cứu này cũng cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa phân cấp tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các vùng khác nhau, cho thấy những ảnh hưởng của việc phân quyền tài chính đối với tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa 30 tỉnh được chia thành ba vùng phía Đơng, Trung tâm, và khu vực phía Tây.
Tác giả Lin & Liu (2000) [111] khám phá ra tác động của phân cấp tài chính đến tăng trưởng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng ở chính quyền cấp tỉnh của Trung Quốc. Họ đã sử dụng dữ liệu trong 23 năm từ 1970 - 1993 cho nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy với việc coi GDP là biến phụ thuộc và biến liên quan đến phân cấp tài chính, thu nhập bình quân đầu người, dân số và các biến giả liên quan đến cấp tỉnh là biến độc lập. Tác giả kết luận rằng phân cấp tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng quan trọng của sự cải cách trong khu vực nơng thơn, sự tích lũy vốn và sự phát triển của các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế.
Trong bài viết “Phát triển mới về phân cấp tài chính ở Trung Quốc”
đăng trên Thời báo Kinh tế Trung Quốc Số tháng 2 năm 2012, tác giả Zhiguo Wang và Liang Ma [137] đã nghiên cứu toàn diện tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực phân cấp tài chính ở Trung Quốc trong những thập kỷ qua; tác giả đưa ra các quy trình, đặc điểm, và các phép đo về phân cấp tài chính cũng như tổng hợp các kết quả của phân cấp tài chính.
Trên Tạp chí Kinh tế Trung Quốc Số tháng 12 năm 2006, tác giả Jing Jin và Heng-fu Zou [104] với bài viết “Phân cấp ngân sách, phân phối thu, chi, và tăng trưởng ở Trung Quốc” đưa ra các lý thuyết cho rằng sự kết
hợp chặt chẽ giữa phân bổ doanh thu và chi tiêu ở cấp địa phương mang lại hiệu quả rõ rệt trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, sự hội tụ các nhiệm vụ thu và chi tiêu ở cấp địa phương của các cấp chính quyền sẽ được tích cực gắn với tốc độ tăng trưởng cao hơn. Một hệ thống dữ liệu tại Trung Quốc được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa phân quyền tài chính và tăng trưởng kinh tế qua hai giai đoạn phân quyền tài chính ở Trung Quốc: (1) 1979-1993 theo hệ thống hợp đồng tài chính, và (2) 1994-1999 theo Hệ thống phân phối thuế.
Tác giả Wuan Wu, với bài đăng “Hai chiều phong trào cải cách tài chính: phân cấp tài chính của Trung Quốc trong 20 năm” [130] trên báo Khía
cạnh văn hố Số 05 năm 2018, qua việc nhìn lại q trình phân cấp tài chính của Trung Quốc trong 20 năm qua, tác giả cho rằng cải cách hệ thống thuế ngoài việc giúp Trung Quốc phát triển kinh tế mạnh mẽ cịn là chìa khố để quản trị nền kinh tế một cách hiệu quả. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc thành lập một hệ thống tài chính hiện đại.
Cơng trình khoa học “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân cấp tài chính đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc” của tác giả Zhao Na tại Đại học Nghiên
cứu Quốc tế Tây An [132] vào năm 2015 lấy dữ liệu 28 bảng cấp tỉnh từ năm 2007 đến năm 2014 như một ví dụ để nghiên cứu mối quan hệ giữa phân cấp tài chính và tăng trưởng kinh tế. Qua đó tác giả cho rằng, để đạt được tăng
trưởng kinh tế bền vững trong khu vực, chính quyền Trung Quốc nên tiếp tục thúc đẩy cải cách phân cấp tài chính, đồng thời làm rõ và phân chia trách nhiệm giữa chính quyền trung ương và địa phương.
Các tác giả Zhu Changcun và Hu Jiayong, với cơng trình nghiên cứu
“Đo lường phân cấp tài chính của Trung Quốc qua hệ thống phân phối thuế và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế” [136] tại Sở Kinh tế - Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc vào năm 2017 đã xây dựng một phương pháp để đo lường sự phân cấp tài chính một cách tồn diện thơng qua hệ thống phân chia thuế từ trung ương đến địa phương của Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2014. Trên cơ sở đó, việc sử dụng dữ liệu bảng điều khiển của các tỉnh được sử dụng để phân tích thực nghiệm tác động của phân cấp tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy tác động đó có sự thay đổi rõ rệt qua thời gian.
Tác giả Lin Chun Sun, Yingjie và Liu Rongbing [112] cho rằng “Để đạt được sự cân bằng của các dịch vụ công cộng cơ bản, cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống tài chính và cải thiện hệ thống đánh giá” trong bài đăng “Phân cấp tài chính và phát triển chất lượng cao của Tài chính Trung Quốc - Dựa trên quan điểm về phân bổ nguồn lực” trên tạp chí Nghiên cứu
và thực hành số 08 năm 2018. Các tác giả dựa trên các số liệu thực tế về phân bổ nguồn lực công ở miền Đơng và miền Trung đã tổng hợp, phân tích và đưa ra một số mối liên hệ giữa phân cấp tài chính và phát triển kinh tế, tài chính Trung Quốc trong những năm gần đây.
Nghiên cứu “40 năm thay đổi hệ thống tài chính và xây dựng mơ hình
quản trị nhà nước hiện đại - Nhìn từ góc độ mối quan hệ trung ương và địa
phương”, bài đăng trên Tạp chí Trường Bạch số 05 năm 2018 của tác giả
Wang Shuguang và Wang Danli [128] đã nhìn lại quá trình 40 năm cải cách và mở cửa và đi đến kết luận rằng “Việc phân cấp tài chính có ý nghĩa tích
cực, khách quan, đặt nền tảng cho việc thiết lập hệ thống cạnh tranh giữa các địa phương”.
Tác giả Wang Wenjian và Ruan Chenglin trong cuốn sách “Chiến lược
cho sự thịnh vượng nhanh chóng” xuất bản năm 2008 [129] bởi Nhà xuất bản
Đại học Tế Nam đã phân tích thực nghiệm, giả thuyết và thử nghiệm thông qua việc xây dựng dữ liệu bảng cấp Tỉnh từ năm 1997 đến năm 2003 dựa trên các chỉ số phản ánh phân cấp tài chính, hành vi của chính quyền địa phương và cơ cấu kinh tế khu vực. Tác giả tin rằng “Việc gia tăng các ràng buộc về thu nhập ngoài ngân sách, cải cách hệ thống thanh toán chuyển tiền và cơ chế đánh giá cho các quan chức chính quyền địa phương sẽ dần đảo ngược tác động bất lợi của phân cấp tài chính đối với nền kinh tế khu vực”.
Trong bài luận “Cải cách chia sẻ thuế có cải thiện các nỗ lực tài chính
địa phương không? - Dựa trên quan điểm ba chiều về chia sẻ thuế, thanh toán chuyển khoản và thu nhập ngồi ngân sách” trên tạp chí Tài chính và Kinh tế
số phát hành 09 năm 2018, tác giả Qiao Junfeng Zhang Chunlei [121] phân tích các lý thuyết về phân chia thuế, chuyển đổi cơ cấu thanh toán và ảnh hưởng doanh thu ngồi ngân sách vào tài chính địa phương. Tác giả dựa trên dữ liệu bảng từ năm 1998 đến năm 2015 của Trung Quốc tại 30 tỉnh, sử dụng hệ thống phương pháp thử nghiệm để làm rõ tác động của phân quyền tài chính. Nghiên cứu chỉ ra ba điều: Thứ nhất, thanh tốn chuyển khoản khơng có lợi cho nỗ lực tài chính của chính quyền địa phương. Việc giảm thuế và thanh tốn chuyển khoản có tác động ngược đối với các nỗ lực tài chính của chính quyền địa phương và các khoản thanh toán chuyển khoản đặc biệt cũng sẽ ngăn cản chính quyền địa phương tăng cường các nỗ lực tài chính của họ; Thứ hai, tỷ trọng doanh thu thuế có tương quan thuận với các nỗ lực tài chính của địa phương, và tỷ lệ các loại thuế khác nhau có tác động khác nhau đối với các nỗ lực tài chính; Thứ ba, số lượng lớn thu nhập ngoài ngân sách hạn chế sự nhiệt tình của chính quyền địa phương để tăng thu nhập ngân sách.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến phân quyền tài chính ở Trung Quốc