Những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN QUYỀN TÀI CHÍNH TẠI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1992 TỚI NAY VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM (Trang 157)

4.2. Thực tiễn phân cấp tài chính tại Việt Nam hiện nay

4.2.1. Những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam

Tổ chức bộ máy của Nhà nước Việt Nam là thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nguồn lực tài chính quốc gia được tạo ra từ trong một cơ cấu kinh tế thống nhất, được phân bổ trên các vùng lãnh thổ của quốc gia, do đó ngân sách nhà nước là một thể thống nhất.

Ngân sách nhà nước được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội Việt Nam quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Tại Việt Nam, hệ thống ngân sách nhà nước gồm có bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh), ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc: Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng của quốc gia, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Trung ương cũng thực hiện cơ chế bổ sung ngân sách cấp trên cho cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Do vậy khi cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngồi cơ chế bổ sung kinh phí ủy quyền như trên, khơng được dùng ngân sách cấp này

để chi thay nhiệm vụ của ngân sách cấp khác. Trên mỗi địa bàn đều có ngân sách của chính quyền địa phương và một phần trung ương chi trên địa bàn thể hiện dưới các hình thức như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho các chương trình mục tiêu,… Hiện nay, Việt Nam thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ ba đến năm năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách phải tăng khả năng tự chủ của địa phương và thực hiện giảm dần kinh phí bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.

4.2.2. Q trình phân quyền tài chính tại Việt Nam

Phân quyền tài chính hay phân cấp quản lý ngân sách là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước (NSNN). Phân cấp quản lý NSNN không chỉ liên quan đến cơng tác quản lý ngân sách mà cịn liên quan đến tổ chức bộ máy và các vấn đề kinh tế - xã hội. Nội dung của phân cấp quản lý NSNN gồm 5 vấn đề chính: Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách; Giao nhiệm vụ chi cho các cấp; Các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Vay nợ của chính quyền địa phương; Vấn đề trao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng vốn NSNN. Ở Việt Nam, phân cấp quản lý NSNN được thực hiện từ khá sớm và trong mỗi thời kỳ khác nhau mức độ phân cấp ngân sách cũng khác nhau, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1945 - 1972: Ngay sau ngày giành được độc lập, Chính

phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã rất chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống NSNN. Bởi vậy, một hệ thống NSNN gọn nhẹ với 2 cấp (ngân sách

trung ương và ngân sách tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) đã được thiết lập; trong đó, nhiệm vụ quản lý NSNN được tập trung chủ yếu từ Chính phủ.

- Giai đoạn 1973 - 1983: Để hoàn thành được cả 2 mục tiêu cao cả (Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc), ngày 08/4/1972 Hội đồng Chính phủ đã thơng qua Nghị định số 64 - CP về việc Ban hành Điều lệ ngân sách xã. Kể từ đó ngân sách xã đã trở thành một cấp ngân sách và được quản lý thống nhất khung pháp lý của NSNN.

- Giai đoạn 1984 - 1989: Ngày 19/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng đã ban

hành Nghị quyết số 138/HĐBT về việc cải tiến chế độ phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương với mục đích đẩy mạnh thực hiện chủ trương phân cấp ngân sách. Việc triển khai Nghị quyết trên thực tế đã tạo được chuyển biến, tăng tính chủ động cho các địa phương trong việc cân đối ngân sách tại chỗ, các địa phương ít bị phụ thuộc vào ngân sách Trung ương. Kết quả đạt được là từ 18 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách địa phương năm 1986 tăng lên 22 tỉnh năm 1987 và 24 tỉnh năm 1988.

Mặt khác, một trong những mục tiêu cơ bản khác mà Nghị quyết 138/HĐBT hướng tới là “… cần cải tiến việc xây dựng và quản lý ngân sách huyện (và đơn vị hành chính tương đương) để chính quyền huyện thật sự trở thành một cấp quản lý ngân sách”. Như vậy, Nghị quyết 138 đã thể chế hóa và đồng bộ hóa mơ hình hệ thống NSNN với đầy đủ 4 cấp, góp phần tăng tiềm lực tài chính của Chính phủ và tăng tính chủ động cho các địa phương.

Tuy nhiên, sau một thời gian thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết số 138 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau: Nguồn thu ngân sách bị phân tán ra quá nhiều cấp, trung ương không tập trung và chi phối được nguồn vốn để điều hành có hiệu quả, phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh tế - xã hội của cả nước.

- Giai đoạn 1990 - 2000: Chính phủ đã có ý tưởng xem xét lại cơ cấu

các cấp trong hệ thống NSNN theo hướng giảm bớt cấp ngân sách trung gian, cụ thể là ngân sách cấp huyện. Theo đó, đã có một số địa phương được giao làm thí điểm mơ hình tổ chức hệ thống NSNN khơng có ngân sách huyện, tuy nhiên, ý tưởng này không hợp lý và không thuyết phục được đa số các đại

biểu Quốc hội khi thảo luận và biểu quyết thơng qua Luật NSNN 1996. Vì vậy, mơ hình hệ thống NSNN với cơ cấu 04 cấp (trung ương - tỉnh - huyện - xã) vẫn được duy trì và được thể chế hóa ở cấp độ cao trong Luật NSNN năm 1996, được Quốc hội ban hành ngày 20/03/1996 và sửa đổi ngày 20/05/1998. Qua đó, chế độ phân cấp ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương đã có cơ sở pháp lý ổn định giữa nguồn thu, nhiệm vụ chi cho mỗi cấp ngân sách theo luật, cũng như ổn định được tỷ lệ điều tiết và số bổ sung được từ 3- 5 năm. Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là các quỹ có nguồn gốc ngân sách nhà nước được tạo lập. Tính đến ngày 12/03/2020, chỉ riêng ở cấp trung ương đã có hàng loạt các loại quỹ chủ yếu sau: Quỹ dự trữ từ các tổ chức tín dụng, Quỹ dự trữ lưu thơng lương thực, Quỹ đầu tư phát triển đô thị, Quỹ phòng, chống lụt bão địa phương, Quỹ thưởng xuất khẩu, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngồi, Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ phòng, chống ma túy, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ bình ổn giá,…

- Giai đoạn 2001 đến nay: Luật NSNN được thông qua ngày

20/03/1996 và thực hiện từ năm ngân sách 1997, được sửa đổi và bổ sung, thay thế năm 1998, năm 2002 và năm 2015, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Qua đó tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của ngân sách nhà nước. Luật NSNN năm 2015 đã kế thừa và khẳng định những nguyên tắc cơ bản của cân đối ngân sách, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước và từng bước lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Đến nay, sau hơn 5 năm thực hiện Luật NSNN 2015, cơ chế phân cấp quản lý NSNN đã có những tiến bộ nhất định, đảm bảo thực quyền của Quốc hội, tăng tính chủ động của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách.

4.2.3. Những thành tựu, hạn chế trong chính sách phân cấp tài chính tại Việt Nam chính tại Việt Nam

Việc quy định và xác lập mối quan hệ giữa các cấp ngân sách tại Việt Nam đã có một số tác động tích cực như sau:

Một là, do NSTW giữ vai trò chủ đạo nên nguồn thu lớn được tập trung

vào NSTW. Đồng thời, chi từ NSTW lớn hơn nhiều so với chi từ ngân sách các địa phương.

Biểu đồ 4.1: Tổng thu NSNN theo phân cấp giai đoạn 2011-2019

Nguồn: Quyết tốn NSNN hàng năm của Bộ Tài chính

Xét theo phân cấp nguồn thu ngân sách giữa NSTW và NSĐP (Bảng 1) cho thấy, thu NSĐP có xu hướng tăng, trong khi thu NSTW có xu hướng giảm, thực tế này ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của NSTW. Thu NSĐP trong các năm gần đây có xu hướng tăng cả về quy mơ và tỷ trọng, trong đó quy mơ thu NSĐP giai đoạn 2011- 2015 tăng khoảng 2,5 lần so với 5 năm trước, cao hơn mức tăng thu NSNN nói chung (khoảng 2 lần); tỷ trọng thu NSĐP trong tổng thu NSNN tăng từ 32,4% giai đoạn 2006-2010 lên 36,2% giai đoạn 2011-2015, tăng tính tự chủ cho NSĐP.

Vai trò chủ đạo của NSTW được bảo đảm trong giai đoạn 2011-2015, nhưng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ trọng thu NSTW từ 63,7% tổng thu NSNN giai đoạn 2011-2016 xuống còn khoảng 59% tổng thu NSNN năm 2016-2017.

Đặc biệt, năm 2020 tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.507,1 nghìn tỷ đồng, bằng 98% dự tốn (giảm 31,9 nghìn tỷ đồng), tăng gần 184 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10,11/2020). Theo phân cấp quản lý, thu ngân sách Trung ương bằng khoảng 90%, giảm khoảng 89 nghìn tỷ đồng so dự tốn; thu ngân sách địa phương đạt 108,6%, vượt 56,8 nghìn tỷ đồng so dự tốn.

Hai là, tạo sự chuyển biến quan trọng trong hoạt động thu, chi ngân

sách nhà nước. Công khai ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm túc, từng bước đi vào nền nếp và phát huy được tác dụng. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ giữa các cấp, các ngành, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng. Đồng thời tạo lập được kênh thông tin quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu về tài chính - ngân sách giữa trung ương với địa phương. Hệ thống pháp luật về tài chính, ngân sách tiếp tục được sửa đổi, bổ sung góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Qua đó cũng hình thành đồng bộ cơ sở pháp lý cho việc thực hiện kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt, Luật NSNN quy định Quốc hội thảo luận và quyết định phân bổ ngân sách chi tiết theo lĩnh vực đến từng bộ, cơ quan trung ương và mức bổ sung từ NSTW cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thể hiện quyền lực tối cao của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân trong quyết định NSNN.

Ba là, việc giảm tỷ lệ phân chia cho NSĐP của một số tỉnh có nguồn

thu lớn sẽ làm tăng NSTW, tạo điều kiện chuyển nguồn lực cho các địa phương có nguồn thu thấp. Như vậy, việc điều chỉnh giảm tỷ lệ phân chia cho NSĐP đang thực hiện theo đúng Luật NSNN, NSTW sẽ có thêm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia như: an ninh quốc phịng,biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hay những nhiệm vụ đột xuất khác. Với nguồn lực tập trung, NSTW được chủ động hơn trong việc phân chia cho các địa phương, vùng miền khó khăn, đặc biệt là các tỉnh miền núi, để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, cân đối ngân sách nhà nước tích cực, vững chắc; dư nợ Chính phủ, dư nợ quốc gia ở mức hợp lý; nghĩa vụ trả nợ được thực hiện đúng hạn theo cam kết; đảm bảo chủ động trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.

Bốn là, việc kiểm sốt nợ cơng cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra, đảm

bảo an ninh, an tồn tài chính quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch bệnh.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu giám sát nợ công giai đoạn 2010 - 2021 (%)

Chỉ tiêu Nợ cơng so với GDP

(%)

Nợ chính phủ so với GDP (%)

Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP (%) 2010 56,3 44,6 42,2 2011 54,9 43,2 41,5 2012 50,8 39,4 37,4 2013 54,5 42,6 37,4 2014 58,0 42,6 37,4 2015 61,0 49,2 42,0 2016 63,6 52,6 44,7 2017 62,5 51,8 45,2 2018 58,4 50,0 46,0 2019 56,1 49,2 45,8 2020 56,8 50,8 47,9 2021 43,7 39,5 39,0 Tầm nhìn 2030 60,0 50,0 45,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Bản tin nợ công của Bộ Tài chính (từ năm 2010 - 2020 và số liệu ước tính năm 2021 từ nguồn Ủy ban

Trong giai đoạn 2010-2021, việc quản lý nợ công ở nước ta đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra và đạt được một số kết quả quan trọng, cụ thể như sau: các chỉ tiêu an tồn nợ cơng được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, góp phần làm tăng dư địa chính sách tài khóa; thực hiện thanh tốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa vụ nợ đã cam kết với chủ nợ, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN duy trì trong giới hạn được Quốc hội cho phép, bình quân giai đoạn 2015-2020 là khoảng 18,6% (so với mức trần không quá 25%)…

Đến cuối năm 2020, các chỉ tiêu nợ cơng, nợ Chính phủ so với GDP có xu hướng tăng trở lại trước chính sách nới lỏng tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, tuy nhiên vẫn đảm bảo duy trì trong giới hạn nợ được Quốc hội cho phép.

Tuy nhiên, có thể thấy được mối quan hệ tài chính giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam có một số tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, trong giai đoạn 1991-1995, chế độ phân cấp NSNN được

thực hiện theo Quyết định số 168-HĐBT ngày 16/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung thường xuyên hằng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính theo hướng tăng quyền quản lý sử dụng NSNN cho các cấp, các ngành đã có tác dụng nâng cao trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo các đơn vị kinh tế trên địa bàn thực

Một phần của tài liệu PHÂN QUYỀN TÀI CHÍNH TẠI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1992 TỚI NAY VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)