Đối với việc phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN QUYỀN TÀI CHÍNH TẠI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1992 TỚI NAY VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM (Trang 127 - 130)

3.4. Tác động của việc thực hiệnphân quyền tài chính tại Trung Quốc

3.4.1. Đối với việc phát triển kinh tế

Về tổng thể, phân quyền tài chính có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng có tính bao trùm, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trên thực tế, bao gồm cả các quốc gia phát triển và đang phát triển thì một trong những mục tiêu của việc thực hiện chính sách

phân quyền tài chính là để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, như quan điểm của Oates thì những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng với phân quyền tài chính chưa hình thành một khung lý luận thống nhất, thậm chí mối quan hệ giữa chúng là quan hệ nhân quả trực tiếp hay gián tiếp cũng còn rất mơ hồ, đồng thời kết luận về tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế của phân quyền tài chính cũng khơng đạt được sự thống nhất tuyệt đối. Đối với Trung Quốc, các nghiên cứu Ân Đức Sinh năm 2004, Thẩm Vĩ năm 2008, Lưu Tiểu Dũng năm 2008, Vương Lỗi và Quách Nghĩa Dân năm 2009, Triệu Tổ Tân năm 2010, Châu Kiến và Trịnh Tiểu Bình năm 2013… đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa ngun, mơ hình hiệu ứng cố định dựa trên khảo sát các tỉnh, thành tại Trung Quốc giai đoạn sau năm 1994 để đưa ra kết luận về tác động của phân quyền tài chính đối với phát triển kinh tế, tuy nhiên như đã đề cập ở trên, các kết luận này lại khơng thống nhất. Ví dụ như nghiên cứu của Ân Đức Sinh, Thẩm Vỹ chỉ ra phân quyền tài chính khơng hề có tác dụng thúc đẩy hiệu quả tăng trưởng kinh tế khu vực, mặt khác còn làm gia tăng khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng. Ngược lại, nghiên cứu của Vương Lỗi và Quách Nghĩa Dân, Triệu Tổ Tân, Châu Kiến và Trịnh Tiểu Bình lại cho thấy phân quyền tài chính, phân quyền thu tài chính có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mang lại tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Người viết sử dụng kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa phân quyền tài chính với tăng trưởng bao trùm, có được từ q trình phân tích thực chứng số liệu các tỉnh, thành tại Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2012, khảo sát định lượng ảnh hưởng của phân quyền tài chính đối với tăng trưởng bao trùm để đưa ra kết luận sau: Mức độ phân quyền tài chính càng cao, chính quyền địa phương càng có được nguồn tài chính dồi dào để đầu tư vào phát triển kinh tế, xã hội và mơi trường, từ đó thúc đẩy tăng trưởng bao trùm. Chỉ số phân quyền tài chính được khảo sát bao gồm sáu chỉ tiêu con cụ thể là tự quyết thu nhập tài chính, tự quyết chi tài chính, thu nhập tài chính, chi tài chính, quản lý hành

chính, quản lý thuế thu, thì ngồi hai chỉ tiêu con tự quyết thu và chi tài chính, bốn chỉ tiêu con còn lại đều cho thấy vai trò thúc đẩy rõ rệt đối với tăng trưởng bao trùm, trong đó vai trị của chi tài chính là rõ ràng nhất, chi tài chính tăng 1 đơn vị có tác dụng nâng cao 0.5697 đơn vị tăng trưởng bao trùm

(xem Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Một vài chỉ số phân quyền tài chính

Chỉ số PQTC Tổng chỉ số PQTC Tự quyết TNTC Tự quyết chi TC TNTC Chi TC PQ Quản lý HC PQ Quản lý thuế 0,3185 0,0341 0,0328 0,1220 0,5697 0,1620 0,1017 5,02 0,61 0,95 3,04 10,66 2,73 4,17 Nguồn: Hoàng Quân Khiết: Nghiên cứu về Phân quyền tài chính, tăng

trưởng bao trùm và quản lý hành chính, Nxb Khoa học xã hội Trung Quốc, 2019, tr. 146.

Quan hệ giữa thu và chi tài chính với tăng trưởng bao trùm cho thấy nguồn vốn tài chính, trách nhiệm chi và vốn tài chính thực tế sử dụng của chính quyền địa phương sẽ quyết định mức độ của tăng trưởng bao trùm. Quan hệ giữa mức độ phân quyền quản lý hành chính và quản lý thuế với tăng trưởng bao trùm cũng cho thấy Chính phủ nếu duy trì được một quy mơ hợp lý sẽ giúp truyền tải được ý nguyện của quần chúng nhân dân, thông qua mở rộng quyền tự chủ trong quản lý trưng thu thuế của chính quyền địa phương, căn cứ tình hình thực tế của địa phương để có được những chính sách quản lý phù hợp tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội khu vực, thúc đẩy mức độ tăng trưởng bao trùm.

Như vậy, với những nghiên cứu về phân quyền tài chính cho đến nay, tác dụng của nó đối với phát triển kinh tế là chưa hoàn toàn rõ ràng, phân quyền tài chính suy cho cùng dừng lại ở một biện pháp quản lý tài chính vĩ mơ chứ không thuộc về một chính sách thúc đẩy kinh tế vĩ mơ. Và vì vậy,

phân quyền tài chính không phải là câu trả lời duy nhất cho giai đoạn phát triển thần kỳ của kinh tế Trung Quốc sau năm 1994, mà chỉ có thể coi là một nhân tố có sức ảnh hưởng mà thơi. Trong thời gian tới, tiếp tục nghiên cứu về tăng trưởng bao trùm cũng như vai trị của phân quyền tài chính trong thúc đẩy tăng trưởng bao trùm vẫn là đề tài thu hút được sự quan tâm của các cơ quan nghiên cứu, nhà nghiên cứu tại Trung Quốc với hy vọng tiến tới đạt được một kết luận thống nhất. Để làm được điều này, việc quan trọng là phải nâng cao được tính hồn chỉnh của dữ liệu, xây dựng được kho dữ liệu liên quan dùng để đánh giá về phân quyền tài chính và tăng trưởng bao trùm, bảo đảm được tính chính xác của nó, tránh bị tác động bởi ý chí lãnh đạo mà trở nên khơng đúng thực tế, hoặc thiếu hụt số liệu cần thiết do các địa phương không coi đây là số liệu thống kê cần thiết của địa phương mình.

Một phần của tài liệu PHÂN QUYỀN TÀI CHÍNH TẠI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1992 TỚI NAY VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)