Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 63 - 66)

- Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các

môi trường, thực tế cho thấy các cơ quan quản lý của địa phương vẫn chưa có văn bản quy định một cách chặt chẽ về việc các cơ sở sản xuất làng nghề cần phải thực hiện công tác bảo vệ môi trường như thế nào. Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh cũng chỉ tập trung phần lớn vào đánh giá môi trường ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, còn ở các làng nghề thì chỉ lướt qua. Ở các làng nghề như chiếu cói, dệt thảm, mây tre đan… nhìn chung mức độ ô nhiễm còn nằm trong giới hạn cho phép, ít gây ô nhiễm môi trường. Còn các làng nghề như đúc rèn, mộc, chế biến gỗ, chế biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng.. hiện nay có một số làng nghề do số hộ dân, cơ sở sản xuất chỉ với quy mô nhỏ nên mức độ ô nhiễm môi trường chưa đến mức nghiêm trọng, chưa phải là vấn đề cấp bách. Tuy vậy, đối với những làng nghề tương đối phát triển với tỷ lệ hộ dân ở địa phương khá cao thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong khi đó công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được coi trọng, một phần cũng là do thiếu vốn đầu tư, phần nữa là họ cũng chưa có được định hướng, hướng dẫn phương thức bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước, quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có được những hỗ trợ cụ thể…Những điều đó cũng làm cho sự phát triển của các làng nghề còn có biểu hiện thiếu bền vững.

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh nghề ở Hà Tĩnh

2.3.1. Các nhân tố thuộc cấp độ quản lý nhà nước

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Đại hội Đảng lần IX cũng đã xác định “…mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến nông thôn và vùng hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu…”. Từ chính sách này mà làng nghề có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Trước hết đó là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; chỉ thị số 24/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết TW5 (Khóa X) về đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn; chương trình “mỗi làng một nghề” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được xây dựng năm 2005 và thực hiện từ 2006 đến 2015. Tiếp theo đó là nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66 của chính phủ và phát triển ngành nghề nông thôn và gần đây nhất là chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 của Bộ nông nghiệp và PTNT về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Tất cả những chính sách này đều có tác động tích cực đến các hoạt động của làng nghề nói chung và làng nghề ở Hà Tĩnh nói riêng.

Từ những chủ trương chính sách trên của nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh cũng có những chủ trương chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có hệ thống các làng nghề. Ngoài sự quản lý và định hướng của sở công nghiệp về sự phát triển của các làng nghề thì sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, đưa ra các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.

Tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương khôi phục và phát triển ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống và du nhập ngành nghề mới. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XV đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, du nhập mới ngành nghề sản xuất thủ công để từng bước phân công lại lao động ở nông thôn và tăng thu nhập cho người lao động…Tập trung khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới…”, và được cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ tại nghị quyết số 06/2002/NQ-TU ngày 7/5/2002 về nhiệm vụ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của lãnh đạo tỉnh nhằm từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới, cải thiện từng bước đời sống kinh tế của nông thôn, thay đổi bộ mặt văn hóa – xã hội của các làng nghề, nhằm góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và thu hút khách tham quan du lịch.

Quá trình đô thị hóa và sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Hà Tĩnh cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển của các làng nghề. Trong những năm qua, do có quy hoạch phát triển càng làng nghề thành cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề nên có sự đầu tư đáng kể vào hệ thống kết cấu hạ tầng ở đây, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện nước…đi lại rất thuận tiện. Nhờ đó mà nhịp độ phát triển cao hơn trước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tình trạng quy hoạch mà không thực hiện tốt cũng làm cho các làng nghề chịu tác động tiêu cực, gây khó khăn cho người dân địa phương. ... Những khu cụm đã hoàn thành quy hoạch chi tiết thì thiếu vốn đầu tư, như: 9 cụm CN- TTCN được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư hạ tầng 505,79 tỷ đồng nhưng đến nay mới đầu tư được 16,8 tỷ đồng đạt xấp xỉ 3%, vì vậy đã

làm hạn chế các nhà đầu tư hoặc các cơ sở đã đầu tư nhưng chưa đủ điều kiện để tổ chức sản xuất. Tình trạng các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết nhưng thiếu vắng các dự án đầu tư đang xảy ra khá phổ biến.

Bên cạnh đó, lao động nông thôn giảm đi, do người dân nông thôn đã chú trọng đầu tư cho con em học hành nên tỉ lệ đỗ đạt vào các trường đại học ngày càng cao, từ chỗ con em nông dân, họ trở thành đội ngũ công chức, hay đội ngũ làm việc ở các cơ quan khác có cuộc sống tốt hơn, sau khi ra trường có thể làm việc ở các tỉnh nhưng cũng có một số con em về địa phương công tác. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ con em đã làm việc ở các khu công nghiệp phát triển ở các tỉnh phía Nam hoặc là đi xuất khẩu lao động để tăng thu nhập. Chính vì vậy, đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn hay làm ở các ngành nghề ngày càng giảm dần qua các năm

Biểu đồ 2.7: Lao động làm nông nghiệp ở Hà Tĩnh (đvt: người)

Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 63 - 66)