Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Hả

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 32 - 34)

- Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự

1.4.1.1.Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Hả

Hải Dương là tỉnh vốn có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như nghề mộc Cúc Bồ, gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, bánh đậu xanh Hải Dương…, nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đã bị mai một.

Thực hiện chính sách đổi mới, Hải Dương đang có những bước tiến nhanh chóng trong việc khôi phục làng nghề, du nhập nghề mới là bước đi cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Hải Dương có 42 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 12 làng nghề mới với trên 60 nghề khác nhau như sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nông cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm… Làng nghề ở Hải Dương đang ngày càng tỏ rõ vai trò to lớn của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển làng nghề ở Hải Dương đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

Để đảm bảo được “đầu ra” cho sản phẩm làng nghề, Hải Dương đã xác định trước hết phải củng cố, nâng cao cho được chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm làng nghề. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ của một số làng nghề ở Hải Dương là do những người làm nghề ở đây đã nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Họ đã hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là luôn luôn quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, họ đã làm tốt công tác marketing trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Để có “thị trường đầu ra” ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí để chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá.

Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hoá đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi.

Hiện nay, Hải Dương đang xúc tiến xây dựng các trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hoà nhập với các hội làng nghề để huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị,…nhằm hoàn thiện hơn kết cấu hạ tầng cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, giảm dần bất bình đẳng và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

Xử lý ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được quan tâm lớn ở Hải Dương. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp xử lý môi trường làng nghề" do Sở Khoa học và Công nghệ triển khai trong 2 năm 2007 và 2008, qua 10 làng nghề ở 6 xã thực hiện thí điểm, bước đầu đã góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, đồng thời đã hình thành được một số điển hình về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 32 - 34)