- Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự
2.1.2. Các nhóm ngành nghề chủ yếu
• Nhóm sản xuất đồ gỗ
Sản xuất đồ gỗ là nghề có tính truyền thống, được du nhập vào Hà Tĩnh từ hàng trăm năm nay. Sản phẩm đồ gỗ hiện nay chủ yếu là đồ gia dụng như cánh cửa, giường, tủ, bàn ghế, trang trí nội thất và đóng tàu thuyền
Sản xuất đồ gỗ phát triển ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở một số làng nghề truyền thống và có quy mô lớn như: Thái Yên, Trường Sơn, Đức Thịnh, Đức Đồng (Đức Thọ); Phố Châu, Sơn Long (Hương Sơn); Yên Lộc (Can Lộc); Thị trấn Hương Khê (Hương Khê); Cẩm Quang (Cẩm Xuyên); Thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Tân (Kỳ Anh); Xuân Phổ (Nghi Xuân)… Sản phẩm đồ gỗ có thị trường tiêu thụ mạnh và rộng khắp, kể cả thị trường xuất khẩu. Nhu cầu của khách hàng đa dạng về chủng loại, mẫu mã từ hàng rẻ tiền, đơn giản đến hàng cao cấp, hàng mỹ nghệ.
Thời gian qua các làng mộc như Thái Yên, Trường Sơn đã đầu tư về máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ và mẫu mã, chuyển sang sản xuất hàng cao cấp, sản phẩm tiện, chạm khắc, khảm trai…cho nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ ra các tỉnh bạn. Tuy nhiên phần lớn máy móc thiết bị vẫn cũ kỹ, lạc hậu do đó sản phẩm chưa cạnh tranh được với các làng mộc nổi tiếng ở miền bắc như làng Đông Kỵ (Bắc Ninh)
Nguồn vốn chủ yếu là tự có và chiếm dụng lẫn nhau, vốn vay của các tổ chức tín dụng rất hạn hẹp nên việc đầu tư mở rộng sản xuất của các cơ sở gặp nhiều khó khăn
Hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể, phân tán theo từng hộ gia đình là chính. Số doanh nghiệp tư nhân được thành lập còn ít và hoạt động hiệu quả kinh tế chưa cao.
• Sản xuất hàng mây tre đan
Nghề mây tre đan là nghề truyền thống ở Tỉnh Hà Tĩnh. Số lượng làng làm làng nghề có 17 làng với các sản phẩm mây tre đan mang tính đặc trưng của mỗi vùng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của thị trường vùng đó. Sản phẩm Hàng mây tre đan ở Hà Tĩnh chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ tại chỗ cho nhân dân đại phương mà phần lớn là nông thôn như thúng, mủng, rổ, rá, gàu, dè cót, chõng tre, dụng cụ đánh bắt thủy sản… Hàng mây tre đan có những ưu điểm như: nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương và giá rẻ, lao động chủ yếu là tận dụng và không đòi hỏi tay nghề cao, vốn đầu tư ít và hầu như không gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, hạn chế của nó lại là sức mua của nông dân thấp, là vật rẻ tiền mau hỏng nên giá bán thấp, thu nhập của người lao động không cao. Vì thế sản xuất hàng mây tre đan chỉ là nghề phụ và tổ chức theo hình thức cá thể
Một số địa phương được sự giúp đỡ của Nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ như ở Hương Đại, Đức Giang (Vũ Quang), Hương Bình (Hương Khê), đã tiến hành đào tạo lao động làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
• Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống
Các ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống chủ yếu là bún bánh, miến, rượu, kẹo các loại. Một số làng nghề đã nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh như Cu đơ Cầu Phủ, Bánh gai Cầu khống Đức Yên, làng bún Yên Hồ, làng bún bánh Gia Phố…Nghề chế biến nông sản thường tận dụng bã thải sau chế biến để phục vụ chăn nuôi, vì vậy thu nhập của người lao động tương đối khá.
• Sản xuất chế biến cói
Hà Tĩnh chỉ có 2 làng nghề làm nghề dệt chiếu cói là làng Nam Sơn (Thị trấn Nghèn, Can Lộc) và làng Hồng Lam (Xuân Giang, Nghi Xuân)
• Sản xuất nón lá
Nón lá là một sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hà Tĩnh nói riêng. Nón Bài thơ, nón Ba Giang đã từng đi vào câu ca, điệu ví trữ tình, lưu truyền trong dân gian và đi vào lịch sử. Sản phẩm nón lá không những được tiêu dùng trong nước mà còn là vật kỷ niệm của những người phụ nữ Phương Tây khi đến đất nước Việt Nam. Nón lá ở Hà Tĩnh là một nghề truyền thống đã được phát triển ở các địa phương như Kỳ Thư (Kỳ Anh), Cẩm Hà (Cẩm Xuyên), Phù Việt (Thạch Hà), Gia Phố (Hương Khê) và một số địa phương khác. Sản phẩm nón lá đa dạng và phong phú về chủng loại, phẩm cấp phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Khó khăn hiện nay là vùng nguyên liệu bị thu hẹp do xây dựng các công trình thủy lợi cho nên sản lượng lá nón tại chỗ hàng năm giảm, nguyên liệu làm nón cao cấp phải mua ở ngoài tỉnh nên giá thành rất cao, thu nhập của người lao động thấp, chủ yếu là lấy công làm lãi
• Chế biến thủy hải sản
Chế biến thủy hải sản tập trung ở vùng ven biển, với sản phẩm chủ yếu là nước mắm, ruốc, mực khô, mực và cá ướp đông lạnh. Đây là nghề có nhiều triển vọng mở rộng và phát triển nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng. Chế biến hải sản là nghề có truyền thống lâu đời ở các địa phương như Kỳ Ninh, Kỳ Lợi (Kỳ Anh); Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên); Thạch Hải (Thạch Hà); Thạch Kim (Lộc Hà); Cương Gián, Xuân Hội (Nghi Xuân). Hình thức tổ chức pần lớn là cá thể, một số nơi thành lập HTX như ở Kỳ Ninh, Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH như ở Cẩm Nhượng…Hàng năm sản xuất khoảng 4 triệu lít nước mắm, 200 tấn mực khô, 500 tấn mực và cá ướp đông, 1000 tấn sản phẩm khác. Hình
thức tổ chức sản xuất chủ yếu là cá thể, một số nơi thành lập Hợp tác xã ở Kỳ Ninh. Doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH như ở Cẩm Nhượng. Đặc biệt có doanh nghiệp chế biến nước mắm Bà Thắm ở Cẩm Nhượng đã nổi tiếng khắp cả nước. Các cơ sở chế biến thủy hải sản thường gây ô nhiễm môi trường, việc quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm khó khăn.
• Sản xuất hàng kim khí (đúc rèn)
Sản xuất hàng kim khí tập trung chủ yếu ở làng Trung Lương và Đức Thuận (Thị xã Hồng Lĩnh). Hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể, sản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như lưỡi cày, bừa, dụng cụ cầm tay. Mấy năm nay một số cơ sở đúc gang đã sản xuất được các chi tiết máy cơ khí theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước như máy luyện quặng, máy bơm nước, máy xay xát lúa… đạt chất lượng tốt, được khách hàng tín nhiệm
Ngoài làng rèn Trung Lương có quy mô lớn thì ở các thị trấn, thị tứ trong tỉnh cũng có các cơ sở làm nghề rèn nhưng chủ yếu là phân tán, quy mô nhỏ. Một số có nguồn gốc xuất xứ từ làng nghề Trung Lương đã di cư từ nhiều đời trước.
• Sản xuất, gia công mặt hàng nệm, chăn bông
Nghề này chủ yếu phát triển ở làng Thạch Đồng (Thạch Hà). Trước đây làng Thạch Đồng có nghề dệt vải màn, vải thô bố nhưng đã mai một vì nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm mạnh.
Hiện nay sản phẩm chủ yếu là nệm bông, sản xuất và gia công chăn bông theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức tổ chức cá thể, hộ gia đình tự tìm nguồn nguyên liệu, tìm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm vì vậy kết quả sản xuất và thu nhập của mỗi hộ khác nhau tùy thuộc năng lực của mỗi hộ. Thiết bị công nghệ chủ yếu là máy may, còn lại làm bằng thủ công vì vậy
không đòi hỏi tay nghề cao, công nghệ đơn giản, có thể bố trí xưởng sản xuất liền với nhà ở. Mức độ ô nhiễm môi trường tuy không nghiêm trọng nhưng có 1 số yếu tố bị ảnh hưởng như bụi bông làm ô nhiễm nguồn nước và không khí vì số nguồn nước chủ yếu là giếng khơi.
• Sản xuất vật liệu xây dựng
Sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm khai thác Đá, Cát, Sỏi và gạch ngói phục vụ nhân dân, thực hiện chương trình kiên cố hóa nhà ở, kênh mương, giao thông nông thôn của Đảng và nhà nước. Nghề này tập trung ở những vùng có điều kiện thiên nhiên ưu đãi như khai thác đá Granít ở vùng Kỳ Anh, núi Hồng Lĩnh, núi Nam Giới, Cát sỏi ở Kẻ Gỗ, Nam Kỳ Anh, Sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, ven Hồng Lĩnh… gạch ngói ở Thuận Lộc, Đức Giang, Kỳ Hoa. Phần lớn là mỏ lộ thiên, dễ khai thác bằng thủ công.