Nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 29 - 30)

- Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự

1.3.2.2.Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp của nguyên liệu và khoảng cách từ nơi cung cấp nguồn nguyên liệu đến nơi sản xuất đều đóng vai trò quan trọng, chính vì thế nguồn nguyên liệu đầu vào thường được các làng nghề rất chú trọng.

Từ những ngày đầu hình thành, mỗi làng nghề đều có nguồn nguyên liệu tương đối sẵn có và gần với nơi sản xuất. Tuy nhiên, do quá trình khai thác trong thời gian dài, dần dần những nguồn nguyên liệu sẵn có này cũng đến lúc cạn kiệt và trong đó có những nguồn nguyên liệu lại không thể tái tạo được như đất sét, đá…vì thế các làng nghề phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các địa phương khác.

Tuy ngày nay càng có thêm nhiều làng nghề mới xuất hiện ở các địa phương nhưng nói chung sản phẩm từ các làng nghề đều mang tính truyền thống, nguồn nguyên liệu đầu vào của các làng nghề để tạo ra sản phẩm chủ

yếu bắt nguồn từ thiên nhiên và điều kiện thuận lợi của địa phương đối với việc khai thác nguồn tài nguyên đó.

Nếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của làng nghề luôn ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho sự hoạt động của làng nghề được thông suốt, người sản xuất không bị phân tán tư tưởng của mình vì nguồn nguyên liệu mà có thể tập trung cho hoạt động sản xuất sản phẩm của mình. Một số nguồn nguyên liệu làng nghề có thể tái tạo, do đó vấn đề ở đây là cần phải chú trọng trong công tác khai thác nguồn nguyên liệu và thực hiện các biện pháp để nguồn nguyên liệu đó được đảm bảo lâu dài.

Quá trình khai thác nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề. Việc khai thác nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cũng sẽ gây nên những tác động đến môi trường, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Đơn cử như việc khai thác nguyên liệu là đất sét, đá…sẽ tác động đến cảnh quan môi trường, nếu việc khai thác kéo dài thì sẽ làm cạn kiệt tài nguyên đồng thời gây nên sự hủy hoại môi trường thiên nhiên. Đối với nguồn nguyên liệu như gỗ thì nếu việc khai thác một cách bừa bãi, không có quy hoạch và không chú trọng đến việc tái tạo thì sẽ gián tiếp tác động đến điều kiện tự nhiên, và gây ra lũ lụt, sạt lở hay xói mòn… chính những tác động đó cũng là gây nên sự thiếu bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 29 - 30)