Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 34 - 35)

- Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự

1.4.1.2.Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Bắc Ninh

Làng nghề ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. Làng nghề được xác định là một nguồn tiềm năng, thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích khu vực sản xuất này phát triển. Đặc biệt, năm 1998, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TƯ về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong tổng số 125 xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, có 35 xã có làng nghề truyền thống, gồm 62 làng nghề (trong đó, có 53 làng nghề

TTCN) tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong, và Tiên Du (3 huyện này có 38 làng nghề, chiếm 61,29%). Trong số đó, có 20 làng nghề phát triển tốt, chiếm 32%; gồm các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt... Có 26 làng nghề làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được, chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng... Và có 16 làng nghề làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề, chiếm 26%.

Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn hoá từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Hàng loạt các hệ thống dịch vụ được phát triển đồng bộ như thu gom, vận chuyển nguyên liệu. Bên cạnh đó, còn các lực lượng lao động hoạt động trong khâu bán hàng hoặc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao ở các làng nghề. Ở những làng nghề sản xuất phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng lao động tại địa phương còn thu nhận thêm lao động ở các làng xã bên cạnh và các tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên...

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hà tĩnh đến năm 2010 (Trang 34 - 35)